BÀI TẬP PEPTIT

I. XÁC ĐỊNH LOẠI PEPTIT NẾU ĐỀ CHO KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ M:

(đipeptit, tripetit, tetrapetit, pentapeptit…)

+ Từ phương trình tổng quát:

 n.aminoaxit  → (peptit) + (n-1)H2O ( phản ứng trùng ngưng ) 

+ Áp dụng bảo tào khối lượng phân tử cho phương trình trên ta có:           

                     n.Ma.a = Mp + (n-1)18.

Tùy theo đề cho aminoaxit mà ta thay vào phương trình tìm ra n rồi chọn đáp án.

VÍ DỤ 1

Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit X thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

VÍ DỤ 2

Cho peptit X chỉ do m gốc alanin tạo nên có khối lượng phân tử là 231 đvC. Peptit X thuộc loại ?

A. tripetit. B. đipetit.   C. tetrapeptit.

D. pentapepit. 

II. XÁC ĐỊNH LOẠI PEPTIT NẾU ĐỀ CHO KHỐI LƯỢNG CỦA AMINOAXIT, PEPTIT.

Từ phương trình tổng quát: (phản ứng thủy phân)

Peptit (X)  + (n-1)H2O ➜ n. Aminoaxit  

                                             theo phương trình:                                       n-1(mol)......     n (mol)

                                                   theo đề                                                  ...?...........….    ?...          

Theo đề cho ta tìm được số mol aminoaxit và áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tam tính được số mol H2O. Lí luận vào phương trình ta tìm được số gốc aminoaxit.

VÍ DỤ 1

Cho 9,84 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 12 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit.
  1. pentapepit.

VÍ DỤ 2

Cho 20,79 gam peptit (X) do n gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 24,03gam alanin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?

A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.

III.XÁC ĐỊNH LOẠI PEPTIT NẾU ĐỀ CHO SỐ MOL HOẶC KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CHÁY:

+ Đặt công thức tổng quát: aminoaxit no có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 là:

 => H2N-CxH2x-COOH

+ Vậy peptit tạo bởi aminoaxit no có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 là:

=> H[-HN-CxH2x-CO-]nOH: Trong đó x là số Cacbon trong gốc hiđrocacbon của aminoaxit, n là số gốc aminoaxit.  

+ Phương trình tổng quát:

H[-HN-CxH2x-CO-]nOH +  ......O2 → n(x+1)CO2 + (n(2x+1)+1)/2 H2O + n/2 N2

+ Sản phẩm cháy cho qua nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là khối lượng CO2 và H2O.

 * Qua giả thiết ta tìm được n rồi kết luận.

IV. TÍNH KHỐI LƯỢNG PEPTIT.

VÍ DỤ 1

Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 13,5 gam Gly;15,84 gam Gly-Gly . Giá trị m là ?

A.26,24.              B. 29,34.               C. 22,86.              D. 23,94. 

VÍ DỤ 2

Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A.90,6.                B. 111,74.             C. 81,54.             D. 66,44.

( ĐH khối A-2011)

V. XÁC ĐỊNH KLPT CỦA PROTEIN (M)

  Thông qua giả thiết % ngyên tố vi lượng trong Protein ta tìm được khối lượng phân tử M. Lí luận như sau :

         - cứ 100 gam protein thì có %A gam nguyên tố vi lượng

         - cứ 1 phân tử có Mp có MA gam nguyên tố vi lượng

Vậy :

Trong đó : Mp là khối lượng phân tử cần tính của protein

                MA là khối lượngnguyên tử của nguyên tố vi lượng có protein đó.

Như vậy HS cần nhớ công thức này để làm bài tập.

VÍ DỤ 1

Một protein có chứa 0,312 % kali. Biết 1 phân tử protein này có chứa 1 nguyên tử kali. Xác định khối lượng phân tử của protein ?

A. 14000 đvC. B. 12500. C. 13500 đvC. D. 15400 đvC.

VÍ DỤ 2

Một protein có chứa 0,1 % nitơ. Biết 1 phân tử protein này có chứa 1 nguyên tử nitơ. Xác định khối lượng phân tử của protein ?

A.14000 đvC.   B. 12500. C. 13500 đvC.       D. 15400 đvC.

VI. TINH SỐ MẮT XICH (SỐ GỐC) AMINO AXIT TRONG PROTEIN.

- Cứ thủy phân mp gam một loại protein thì thu được ma.a gam aminoaxit.

- Nếu protien có khối lượng phân tử là Mp thì số mắt xích aminoaxit trong protein là ?

Số mắt xích aminoaxit  =

VÍ DỤ

Khi thủy phân 500 gam protein (X) thì thu được 170 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 500000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ?

A.191.    B. 200.    C. 250.                        D. 181. 

 

VII. THỦY PHÂN PEPTIT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT.

Giả thiết: Thủy phân hoàn toàn peptit thu được sản phẩm là các aminoaxit( các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử).

Kết luận: Cho sản phẩm này tác dụng với HCl đủ thì thu được bao nhiêu gam muối.   

         Các phản ứng xảy ra:    Peptit + (n - 1)H2O → hỗn hợp các aminoaxit.

                                            Hỗn hợp aminoaxit + nHCl → hỗn hợp muối.

Cộng vế theo vế:                    peptit + (n-1) H2O + nHCl → hỗn hợp muối.

Lúc này áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng muối thu được.