AMIN

I. KHÁI NIỆM-DANH PHÁP

1. KHÁI NIỆM VÀ BẬC AMIN

 

Phân tử amoniac

Thế 1H bởi R1

Thế 2H bới R1 và R2

Thế 3H bới R1, R2 và R3

Bậc amin

Amin bậc 1

Amin bậc 2

Amin bậc 3

 

VD: NH3 thay 1 H bằng 1 gốc hidrocacbon CH3-: CH3-NH2: metylamin

          Nếu thay 2H bằng 2 gốc hidrocacbon CH3-: CH3-NH-CH3: dimetylamin. 

 - Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi THẾ một hoặc nhiều NGUYÊN TỬ HIĐRÔ trong phân tử amoniac bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon

 - Amin no, đơn chức, mạch hở CnH2n+3N (n > hoặc bằng 1)

2. PHÂN LOẠI

a. Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon 

- Gốc hirocacbon no
- Gốc hirocacbon không no
- Gốc hirocacbon thơm.

b. Theo bậc của amin 

 - Bậc của amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.

  + Amin bậc 1: R-NH2

  + Amin bậc 2: R-NH-R'

  + Amin bậc 3: R-N(R')-R''

-Ngoài ra, amin còn có thể được phân loại theo (amin, béo, amin thơm và amin dị vòng)

 VD:

image004-2.GIF

Dựa vào gốc R

Gốc R

Gốc R no

Gốc R không no

Gốc R thơm

Amin

Amin no

Amin không no

Amin thơm

Dựa vào nhóm chức amin

Số nhóm chức

1 nhóm

Từ 2 nhóm trở lên

Amin

Đơn chức

Đa chức

Dựa vào bậc amin

Số gốc R

1 gốc R

2 gốc R

3 gôc R

Amin

Amin bậc 1

Amin bậc 2

Amin bậc 3

 

 

 

Công thức

 

Amin no, đơn chức, bậc 1.

CnH2n + 1 NH2 ;

Hoặc R – NH2

 

 

 

3. TÊN AMIN

a. Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức :

ank + yl + amin 

b. Cách gọi tên theo danh pháp thay thế :

ankan + vị trí + amin 

c. Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin

Công thức cấu tạo

Tên gốc – chức

Tên gốc R ghép amin

Tên thay thế

Tên ankan ghép amin

CH3 – NH2

Metyl amin

Metan amin

CH3 – CH2 – NH2

Etylamin

Etanamin

CH3 – NH – CH3

Đimetylamin

N - Metylmetanamin

CH3 – CH2 – CH2 – NH2

Porpylamin

Propan – 1 - amin

(CH3)3N

Trimetylamin

N,N - đimetylmatanamin

CH3[CH2]3NH2

butylamin

Butan – 1 - amin

C2H5 – NH – C2H5

Đietylamin

N - etanetylamin

C6H5 – NH2

phenylamin

benzenamin

H2N[CH2]6NH2

hexametylenđiamin

Hexa -1,6 - điamin

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

 - Các amin có khả năng TAN tốt trong nước, do giữa amin và nước có liên kết Hiđro liên phân tử. Độ tan trong nước GIẢM khi số nguyên tử C TĂNG.

 - Metyl–, đimetyl–, trimetyl– và etylamin  là những chất KHÍ có mùi KHAI khó chịu, ĐỘC , DỄ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất LỎNG hoặc RẮN 

 - Anilin là chất LỎNG, nhiệt độ sôi là 184oC, không màu, RẤT ĐỘC, ít tan trong nước, tan trong ancol và benzen.

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

a. Cấu tạo phân tử AMIN

 - N trong phân tử amin còn có 1 cặp electron chưa tham gia liên kết → Amin có tính bazơ.

 b. So sánh lực BAZƠ

 - Mật độ electron càng LỚN thì lực bazơ càng MẠNH.  

(C6H5)2NH < C6H5NH2 < H-NH2 < CH3-NH2 < (CH3)2NH

c. Giải thích

 - Gốc PHENYL hút electron làm GIẢM mật độ e nên có lực bazơ YẾU hơn so với amoniac thì 2 gốc phenyl sẽ khiến cho lực bazơ của amin CÀNG YẾU hơn

 - Gốc ANKYL đẩy electron làm TĂNG mật độ e nên có lực bazơ MẠNH hơn amoniac thì 2 gốc ankyl sẽ khiến lực bazơ của amin MẠNH hơn nữa.

 =>Vì vậy, anilin là một bazơ RẤT yếu và KHÔNG làm chất chỉ thị màu thay đổi.

* LƯU Ý : Amin bậc 3 do hiệu ứng không gian nên làm sai lệch độ mạnh bazơ của các amin.

 d. Cấu tạo phân tử ANILIN

image005.GIF

 - Do gốc PHENYL (C6H5–) HÚT cặp electron tự do của nitơ về phía mình, sự chuyển dịch electron theo hiệu ứng liên hợp p – p (chiều như mũi tên cong) làm cho mật độ electron trên nguyên tử nitơ GIẢM đi, khả năng nhận PROTON giảm đi.

=>Kết quả là làm cho tính bazơ của anilin RẤT yếu (KHÔNG làm xanh được quỳ tím, KHÔNG làm hồng được phenolphtalein).
- Nhóm amino (NH2) làm TĂNG khả năng thế Br vào gốc phenyl (do ảnh hưởng của hiệu ứng +C). Phản ứng THẾ xảy ra ở các vị trí ortho và para do nhóm NH2 đẩy electron vào làm mật độ electron ở các vị trí này tăng lên.

1. TÍNH BAZO

 - Amin có tính BAZƠ  YẾU

Dung dịch metylamin và nhiều đồng đẳng của nó có khả năng LÀM XANH giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein. 

RNH2 + HOH →[RNH3]+   + OH-

-Khả năng thủy phân của amin phụ thuộc vào gốc R : R no > R không no > R thơm.

Amin thơm không làm quì tím hóa xanh.

Ghi nhớ : Tính bazơ của các amin.

Rno – NH2  >  Rkhông no – NH2   >  Rthơm – NH2

VD : CH3 – CH2 – NH2 > CH2 = CH – NH2 > C6H5 – NH2

Rno – NH2  <  (Rno)2NH  <  (Rno)3N

VD : C2H5NH2 < (C2H5)2NH < (C2H5)3N

Rnhỏ - NH2 <  Rlớn – NH2

VD: CH3 – NH2 < C3H7 – NH2

- Tác dụng với axit muối amoni

R – NH2 + HCl  RNH3Cl

VD : CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl (metyl amoni clorua)

            C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

 -Tác dụng với NƯỚC → dung dịch bazơ 

CH3NH2 + H2\rightleftharpoons CH3NH3+ + OH-

 -  Tác dụng với dung dịch MUỐI CỦA BAZƠ không tan tạo kết tủa.
3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl

2. PHẢN ỨNG TRÊN GỐC R

CH2 = CH – NH2  + H2 →CH3 – CH2 – NH2

C6H5NH2  + 3Br2 → C6H3Br3NH2 + 3HBr | C6H5NH2 ra C6H3Br3NH2

                                  2,4,6 – tribrom anilin

Phản ứng trên dùng nhận biết anilin

 

IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

1. ỨNG DỤNG

-Vì phần lớn các amin bây giờ ứng dụng nhiều làm chất TRUNG GIAN điều chế các chất khác có nhiều ứng dụng quan trọng hơn nhất là các acid amin, phẩm nhuộm, các chất lưu hóa cao su...chỉ có 1 số ít là có hoạt tính SINH HỌC.

2. ĐIỀU CHẾ

- Thay thế nguyên tử H của phân tử amoniac

- Khử hợp chất nitro