CHƯƠNG 6: AXIT CACBOXYLIC

I. KHÁI NIỆM-ĐỒNG PHÂN-DANH PHÁP

1. KHÁI NIỆM

 -  Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm - COOH liên kết với gốc hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.

 

- Axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hoặc CmH2mO2 (m ≥ 1).

VD: CH3-COOH: axit axetic 

2. DANH PHÁP

- Tên thông thường của một số axit thường gặp

  • Tên THÔNG DỤNG của các axit cacboxylic thường được đặt theo tên của nguồn gốc tìm ra chúng như: 

 

HCOOH                                 Axit fomic

CH3COOH                              Axit axetic 

CH3CH2COOH                         Axit propionic

CH3CH2CH2COOH                    Axit butiric

CH2=CH-COOH                        Axit acrylic

CH2=C(CH3)-COOH                  Axit metacrylic 

(COOH)2­                                            Axit oxalic

C6H5COOH                              Axit benzoic

HOOC(CH­2)4COOH                   Axit ađipic

C15H31COOH                           Axit pamitic 

C17H35COOH                           Axit stearic

C17H33COOH                           Axit oleic 

C17H31COOH                           Axit linoleic

 

- Tên thay thế 

Tên thay thế = Tên hiđrocacbon tương ứng + oic

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Nhiệt độ sôi

  • Axit có nhiệt độ sôi CAO HƠN Ancol có khối lượng phân tử tương đương vì phân tử axit tạo được 2 LIÊN KẾT H và LIÊN KẾT H giữa các phân tử axit BỀN hơn liên kết H giữa các phân tử Ancol

 

- Tính tan

  • Từ C1 đến C3 TAN VÔ HẠN trong nước do có khả năng tạo liên kết H liên phân tử với nước.
  • C4 đến C5 ÍT tan trong nước; từ C6 trở lên KHÔNG tan do gốc R cồng kềnh và có tính KỊ NƯỚC.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. PHẢN ỨNG THỂ HIỆN TÍNH AXIT

Phân tử axit có nhóm cacbonyl C = O là nhóm hút e mạnh nên làm giảm mật độ e tự do trên nguyên tử O làm cho liên kết O - H bị phân cực hơn → dễ bị phân li thành H+ thể hiện tính axit.

RCOOH \rightleftharpoons  RCOO- + H+

Độ mạnh của axit PHỤ THUỘC vào độ linh động của nguyên tử H và độ tan của axit trong dung môi nước.

Nếu nhóm -COOH gắn với nhóm đẩy e (gốc hiđrocacbon no) thì tính axit yếu hơn so với HCOOH.

Gốc ankyl càng có nhiều nguyên tử H thì đẩy e càng mạnh làm cho tính axit càng giảm.

Nếu nhóm COOH gắn với nhóm hút e (gốc hiđrocacbon không no, gốc có chứa nhóm NO2, halogen, OH…) thì tính axit mạnh hơn so với HCOOH.

Càng nhiều gốc hút e thì tính axit càng MẠNH.

Gốc hút e càng mạnh thì tính axit càng mạnh, nhóm hút e nằm càng gần nhóm COOH thì làm cho tính axit của axit càng mạnh.

Axit làm quỳ tím chuyển thành màu HỒNG.

 - Tác dụng với BAZƠ → muối + H2O

  VD. CH3-COOH + NaOH → CH3-COONa + H2O   

    

 - Tác dụng với OXIT BAZƠ → muối + H2

   VD. 2CH3-COOH + CaO → (CH3-COO)2Ca + H2O

 

 - Tác dụng với KIM LOẠI đứng trước H → muối + H­

  VD. 2CH3-COOH + Mg → (CH3-COO)2Mg  + H2

 

 - Tác dụng với MUỐI của axit YẾU hơn (muối cacbonat, phenolat, ancolat) → muối mới + axit mới. 

   VD. 2CH3-COOH + Na2CO3 → 2CH3-COONa + CO+ H2O

 => Thường dùng muối cacbonat hoặc hiđrocacbonat để NHẬN BIẾT các axit cacboxylic.  

2. PHẢN ỨNG ESTE HÓA

(xúc tác H2SO4, t0)

 VD: CH3-COOH + C2H5-OH \rightleftharpoons CH3COOC2H5 + H2

* Tổng quát 

R(COOH)x + R’(OH)t \rightleftharpoons Ry(COO)xyR’x + xyH2

3. PHẢN ỨNG OXI HÓA HOÀN TOÀN

CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O

Nếu đốt cháy axit thu được nCO2 = nH2O thì axit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở:

CnH2n+1COOH → (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O

IV. ỨNG DỤNG-ĐIỀU CHẾ

1. ỨNG DỤNG

-Axit axetic được dùng để điều chế những chất có ứng dụng QUAN TRỌNG như: axit cloaxetic (dùng tổng hợp chất diệt cỏ 2,4−D;2,4,5−T...2,4−D;2,4,5−T...), dùng làm chất cầm màu khi nhuộm vải, sợi, xenlulozơ axetat,...

2. ĐIỀU CHẾ

- Oxi hóa anđehit (xúc tác Mn2+, t0)

CH3-CHO + 1/2O2 → CH3-COOH  

  • TỔNG QUÁT

R(CHO)x + x/2O2 → R(COOH)x 

 

- Thủy phân este trong môi trường axit 

CH3COOC2H5 + H2O  \rightleftharpoons  CH3-COOH + C2H5-OH 

  • TỔNG QUÁT

Ry(COO)xyR’x + xyH2O  \rightleftharpoons  yR(COOH)x + xR’(OH)

 

- Thủy phân dẫn xuất 1,1,1 - trihalogen 

RCCl3 + 3NaOH → RCOOH + 3NaCl + H2O (H2O) 

  • Riêng CH3COOH 

n-C4H10 + 5/2O2 → 2CH3COOH + H2O (xúc tác Mn2+, t0

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O (men giấm) 

 

- Một số phản ứng khác 

C6H5-CH3 → C6H5COOK → C6H5COOH 

 R-X → R-CN → R-COOH 

 CH3OH + CO → CH3COOH