CHƯƠNG 10: POLIME

I. KHÁI NIỆM POLIME

 - Polime là những hợp chất có phân tử khối RẤT LỚN do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là các mắc xích) liên kết lại với nhau.

 - VD

 - Chỉ số n  gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa. n càng LỚN thì phân tử khối của polime càng cao.

 - Trong phản ứng

            H2N  -[CH2]5 – COOH : gọi là monome (phân tử nhỏ)           

: gọi là một MẮC XÍCH.

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

Polime có
- Mạch KHÔNG PHÂN NHÁNH , như amilozơ của tinh bột.
- Mạch PHÂN NHÁNH, như amilopectin của tinh bột, glicogen…

 - Mạch KHÔNG GIAN, như cao su lưu hóa, nhựa bakelit…

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Hầu hết polime là chất RẮN, KHÔNG tan trong nước, KHÔNG bay hơi. Có nhiệt nóng chảy KHÔNG xác định.

- Nhiều polime có tính DẺO, tính ĐÀN HỒI

- Nhiều polime CÁCH NHIỆT, CÁCH ĐIỆN, BÁN DẪN, DAI BỀN…

- Nhiều polime TRONG SUỐT, không giòn : thủy tinh hữu cơ.

IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

  •  Phản ứng CẮT MẠCH.

- Các polime có nhóm chức trong mạch dễ bị THỦY PHÂN, như

+Tinh bột, xenlulozơ thủy phân thành glucozơ

+Polipeptit, poliamit thủy phân thành các amino axit

- Polime TRÙNG HỢP bị nhiệt phân thành polime NGẮN HƠN hoặc monome ban đầu.

        

  • Phản ứng CỘNG ở polime KHÔNG NO.

        

  •  Phản ứng TĂNG MẠCH cacbon.

V. ĐIỀU CHẾ

  •  Phương pháp TRÙNG HỢP.

- Là quá trình CỘNG HỢP nhiều monome (phân tử nhỏ) giống nhau hay tương tự nhau tạo thành polime (phân tử lớn).

- ĐIỀU KIỆN để phân tử có phản ứng trùng hợp :

* Phân tử phải có LIÊN KẾT ĐÔI, như CH2 = CH2 ; C6H5 – CH = CH2 ; CH2 = CH – Cl …

* Phân tử có VÒNG KÉM BỀN,                   

VD

 

    capronlactam                          tơ capron (nilon – 6)

  • Phương pháp TRÙNG NGƯNG.

- Là quá trình CỘNG HỢP nhiều monome (phân tử nhỏ) tạo thành polime (phân tử lớn) đồng thời GIẢI PHÓNG ra nhiều phân tử nhỏ khác như H2O.

VD                 

- ĐIỀU KIỆN để phân tử có phản ứng trùng ngưng.

* Monome phải có ÍT NHẤT hai nhóm chức có khả năng phản ứng hóa học

   như : - NH2, - OH, - COOH…

VD

HOOC – C6H4 – COOH ; axit terephtalic

H2N – CH2 – COOH ; axit amino axetic

HO – CH2 – CH2 – OH ; etylen glicol