GLUCOZƠ – FRUCTOZƠ

I. GLUCOZO VÀ FRUCTOZO

- Glucozo Fructozo là hai đồng phân của nhau.

- Hai chất này có cùng CTPT: C6H12O6

- Tính chất vật lý của GLUCOZƠ và FRUCTOZƠ

    • GLUCOZƠ

+ Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146oC (dạng α) và 150oC (dạng β), dễ tan trong nước.

+ Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, hoa, rễ…) đặc biệt là quả chín (còn gọi là đường nho).

+ Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %).

 

    • FRUCTOZƠ

+ Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

+ Vị ngọt hơn đường mía.

+ Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%).

- CTCT: Glucozơ Fructozơ.

 

 

DẠNG KHAI TRIỂN

DẠNG THU GỌN

Glucozơ


CH2OH[CHOH] – CH = O

Fructozơ


 CH2OH[CHOH]3 - CO – CH2OH

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA GLUCOZO

NHẬN XÉT

- Glucozơ là hợp chấp hữu cơ TẠP CHỨC, trong phân tử chứa nhóm chức ANCOL và chức ANDEHIT.

- Glucozơ mang 2 TÍNH CHẤT: Tính chất của ANCOL ĐA CHỨC và tính chất ANDEHIT.

 

    • Tính chất ANCOL ĐA CHỨC (phản ứng trên nhóm –OH)

+ Tác dụng với Cu(OH)2/ nhiệt độ thường tạo ra dung dịch XANH THẪM (xanh lam).

2 C6H12O6  +  Cu(OH)2 →(C6H11O6)2Cu  + 2 H2O

 

+ Tác dụng với Na, K

CH2OH[CHOH] – CH = O + 5 Na → CH2ONa[CHONa] – CH = O + H2

 

+ PHẢN este hóa với axit axetic (CH3COOH) hoặc anhidric axetic (CH3CO)2O

CH2OH[CHOH] – CH = O + 5 CH3COOH →CH2OOCCH3[CHOOCCH3] – CH = O + 5H2O

CH2OH[CHOH] – CH = O + 5(CH3CO)2O →CH2OOCCH3[CHOOCCH3] – CH = O + 5CH3COOH

 

    • Tính chất ANDEHIT (phản ứng trên nhóm –CH = O)

+ Phản ứng TRÁNG BẠC với AgNO3 trong dd amoniac. (phản ứng OXI HOÁ)

CH2OH[CHOH]CH = O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH[CHOH]COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

(Amoni gluconat)

 

+ Tác dụng với Cu(OH)2/ ở nhiệt độ cao tạo ra kết tủa ĐỎ GẠCH. (phản ứng OXI HOÁ)

CH2OH[CHOH]CH = O + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH[CHOH]COONa + Cu2O (đỏ gạch) +3H2O

   (Natri gluconat)

 

+ Tác dụng với H2/ xt Ni,to. (phản ứng KHỬ)

CH2OH[CHOH]CH = O + H2 → CH2OH[CHOH]CH2 – OH 

Ancol sobit (sobitol)

* PHẢN ỨNG LÊN MEN ANCOL

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

III. SO SÁNH HAI CHẤT

SO SÁNH GIỮA GLUCOZƠ VÀ FRUCTOZƠ

 

- Trong môi trường kiềm, glucozơ và fructozơ chuyển hóa qua lại.

=> Trong môi trường kiềm, GLUCOZƠfructozơtính chất giống nhau.

- Để phân biệt GLUCOZƠ FRUCTOZƠ dùng dung dịch brom trong môi trường trung tính hoặc môi trường axit.

 

 

GLUCOZƠ

(Có tính khử)

FRUCTOZƠ

(Có tính khử)

CTPT

C6H12O6

C6H12O6

 

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

Có 1 nhóm fomyl ( - CH = O)

Có nhiều nhóm hidroxyl (- OH)

Có 5 nhóm hidroxyl ( - OH)

Mạch thẳng

Có 1 nhóm cacbonyl ( - C = O)

Có nhiều nhóm hidroxyl (- OH)

Có 5 nhóm hidroxyl ( - OH)

Mạch thẳng

 

 

TÍNH CHẤT

Tác dụng Na, K

Tác dụng axit CH3COOH

Tác dụng với Cu(OH)2 ở to thường và to cao

Phản ứng tráng gương và làm mất màu nâu của dd brom.

Tác dụng với H2/Ni, to

Tác dụng Na, K

Tác dụng axit CH3COOH

Tác dụng với Cu(OH)2 ở to thường và tocao

Phản ứng tráng gương và làm mất màu nâu của dd brom TRONG MÔI TRƯỜNG KIỀM.

Tác dụng với H2/Ni, to