ANKAN

I. KHÁI NIỆM - ĐỒNG PHÂN - DANH PHÁP

1. KHÁI NIỆM

- Ankan (parafin) là những hiđrocacbon NO, mạch HỞ trong phân tử chỉ có MỘT loại liên kết đơn.

- CÔNG THỨC CHUNG: CnH2n+2 (n ≥ 1).

2. ĐỒNG PHÂN

- Từ C4H10trở lên Ankan có đồng phân

- Ankan chỉ có MỘT loại đồng phân là đồng phân MẠCH CACBON.

VD.Từ C4H10 viết các đồng phân ankan có thể có

Đồng phân  Tên gọi
CH3 – CH2 – CH2 – CH3 n- butan
Đồng phân của C4H10 và gọi tên | Công thức cấu tạo của C4H10 và gọi tên 2 – metylpropan

 

 

VD. Từ C5H12 viết các đồng phân ankan có thể có

Đồng phân Tên 
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 n- pentan
Đồng phân của C5H12 và gọi tên | Công thức cấu tạo của C5H12 và gọi tên 2- metylbutan
Đồng phân của C5H12 và gọi tên | Công thức cấu tạo của C5H12 và gọi tên 2,2 – đimetylpropan

3. DANH PHÁP

– Cách gọi tên Ankan mạch cacbon thẳng: Tên mạch cacbon + an

CH4 C2H6 C3H8 C4H10 C5H12 C6H14 C7H16 C8H18 C9H20 C10H22
Metan Etan Propan Butan Pentan Hexan Heptan  Octan Nonan Đecan

 

* Cách nhớ gợi ý: Mẹ (Metan) Em (Etan) Phải (Propan) Bón (Butan) Phân (Pentan) Hóa (Hexan) Học (Heptan) Ở (Octan) Ngoài (Nonan) Đồng (Đecan).

 

– Cách gọi tên Ankan khi mạch cacbon có nhánh:

  • Chọn mạch chính : là mạch dài nhất có nhiều nhóm thế nhất.
  • Đánh số vị trí cacbon trong mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh hơn.
  • Gọi tên: Vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (tên ankan tương ứng với số nguyên tử cacbon trong mạch chính).

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Ở nhiệt độ thường, các ankan:

  • Từ C1 đến C4 ở trạng thái KHÍ
  • Từ C5 đến khoảng C18 ở trạng thái LỎNG
  • Từ khoảng C18 trở lên ở trạng thái RẮN.

 

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khối lượng riêng của ankan nói chung đều TĂNG theo số nguyên tử C trong phân tử.

=> TĂNG theo phân tử khối.

 

- Ankan NHẸ hơn nước, KHÔNG TAN trong nước và đều là những chất KHÔNG MÀU.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. PHẢN ỨNG THẾ

CnH2n +2 + mX2  →    CnH2n+2-m Xm + mHX↑

* QUY TẮC THẾ: ưu tiên thế H ở C bậc cao.

2. PHẢN ỨNG XẢY RA DO TÁC DỤNG NHIỆT

- Phản ứng tách H(phản ứng ĐỀ HIĐRÔ HÓA)

CH3-CH2-CH3 → CH2=CH-CH3 + H2

* TỔNG QUÁT: CnH2n+2 → CnH2n + H2 (Fe, t0)            

                          Anken              

- Phản ứng PHÂN HỦY

Phản ứng phân hủy bởi NHIỆT:                           

CH4 → C + 2H2 (t0)

 

- Phản ứng CRACKING (n≥ 3)

C4H10 → CH4  + C3H

→ C2H4 + C2H6

* TỔNG QUÁT:

CnH2n+2 → CxH2x+2 + CyH2y (t0, p, xt)

3. PHẢN ỨNG CHÁY

CnH2n+2 + (3n + 1)/2O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

- Đối với phản ứng cháy của ankan cần LƯU Ý 2 đặc điểm:

+ nCO2 < nH2O.

+ nH2O - nCO2 = nankan bị đốt cháy.

 

- Nếu đốt cháy 1 hiđrocacbon mà thu được nCO2 < nH2O thì hiđrocacbon đem đốt cháy thuộc loại ankan.

- Nếu đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon cho nCO2 < nH2O thì trong hỗn hợp đốt cháy có chứa ít nhất 1 ankan.

IV. ĐIỀU CHẾ

- NHIỆT PHÂN muối Natri của axit cacboxylic (phản ứng VÔI TÔI XÚT): 

CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

 

- RIÊNG với CH4 có thể dùng phản ứng:

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4

C + 2H2 → CH4 (xúc tác, t0)

 

- TÁCH từ nguồn khí thiên nhiên.

V. ỨNG DỤNG

-Dùng làm nhiên liệu (CH4 dùng trong đèn xì để hàn, cắt kim loại).

- Dùng làm dầu bôi trơn.

- Dùng làm dung môi.

- Để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác: CH3Cl, CH2Cl2, CCl4, CF2Cl2,…

- Đặc biệt từ CH4 điều chế được nhiều chất khác nhau: hỗn hợp CO + H2, amoniac, CH ≡ CH, rượu metylic, anđehit fomic