NITO

I. CẤU TẠO PHÂN TỬ

- Nhóm VA có cấu hình electron ngoài cùng là: ns2np3 => vừa thể hiện được tính oxhtính khử.

- Cấu hình electron của N2: 1s22s22p3.

- CTCT: N ≡ N.

- CTPT: N2.

- Số oxh của N2: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng -1960C.
- Nitơ ít tan trong nước, hoá lỏng và hoá rắn ở nhiệt độ rất thấp.
- KHÔNG duy trì sự cháy và sự hô hấp.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. TÍNH OXI HÓA

Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền (ở 3000oC nó chưa bị phân hủy), nên nitơ khá trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường.
TÁC DỤNG VỚI HIDRO

- Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác.

- Nitơ phản ứng với hiđro tạo amoniac.

- Đây là phản ứng thuận nghịch và toả nhiệt:

TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI

- Ở nhiệt độ thường nitơ chỉ tác dụng với liti tạo liti nitrua.

6Li + N2 → 2Li3N.

- Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với nhiều kim loại.

3Mg + N2 → Mg3N(magie nitrua).

 

2. TÍNH KHỬ

- Ở nhiệt độ cao (3000oC) Nitơ phản ứng với oxi tạo nitơ monoxit.       

N2 + O2  ---> 2NO  (không màu)

- Ở điều kiện thường, Nitơ monoxit tác dụng với oxi không khí tạo nitơ đioxit màu nâu đỏ. 

2NO + O2  ---> 2NO2

IV. ĐIỀU CHẾ

1. TRONG CÔNG NGHIỆP

- Nitơ được sản xuất bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

2. TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

- Đun dung dịch bão hòa muối amoni nitrit (Hỗn hợp NaNOvà NH4Cl):