CROM

- Các trạng thái ôxi hóa PHỔ BIẾN của crom là +2, +3 và +6, với +3 là ổn định nhất.

- Các trạng thái +1, +4 và +5KHÁ HIẾM.

- Các hợp chất của crom với trạng thái ôxi hóa +6 là những chấttính OXI HOÁ MẠNH.

- Trong không khí, crom được OXY THỤ ĐỘNG HÓA

=> Tạo thành một lớp mỏng OXIT bảo vệ trên bề mặt.

=> NGĂN CHẶN quá trình ôxi hóa tiếp theo đối với kim loại ở phía dưới.

- Trong tự nhiên nguyên tố Cr tồn tại ở các loại quặng chính sau:

KHOÁNG VẬT CHÍNH của Cr là: sắt cromit Fe(CrO2)2, chì cromat PbCrO4

- Trong cơ thể sống, chủ yếu là thực vật có khoảng 1 - 4% Cr theo khối luợng.

- Trong nuớc biển: Crom chiếm 5.10-5 mg/1lit

 

I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO

- Crom kim loại CHUYỂN TIẾP, thuộc NHÓM VIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 24.

- Cấu hình ELECTRON nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d54shay [Ar] 3d54s1

- Cromsố oxi hóa +1 đến +6. PHỐ BIẾN hơn cả là các số oxi hóa +2, +3 và +6.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Crommàu trắng ánh bạc, rất cứng (CỨNG NHẤT trong số các kim loại), khó nóng chảy (18900C).

- Cromkim loại NẶNG, có khối lượng riêng 7,2 g/cm3.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HOC

1. TÁC DỤNG VỚI PHI KIM

- Ở nhiệt độ CAO, crom tác dụng được với nhiều PHI KIM

  • Với LƯU HUỲNH: 

Nung bột Cr với bột S được các muối sunfua khác nhau: CrS, Cr2S3, Cr3S4, Cr5S6, Cr7S8.

Cr + S  → CrS

2Cr + 3S  →  Cr2S3

3Cr  + 4S → Cr3S4

2. TÁC DỤNG VỚI NƯỚC

- Crom có thế điện cực chuẩn NHỎ HƠN so với thế điện cực hidro ở pH = 7.

- TUY NHIÊN, trong thực tế crom KHÔNG phản ứng với nước.

3. TÁC DỤNG VỚI AXIT

- Tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo ra muối Cr(II).

- Khi có không khí:

CrSO4 + O2 + H2SO4 → 2Cr2(SO4)3 + 2H2O

IV. ỨNG DỤNG

- Thép chứa 2,8 - 3,8% crom độ cứng cao, bền, có khả năng chống gỉ.

- Thép chứa 18% crom thép không gỉ (thép INOX).

- Thép chứa 25 - 30% crom siêu cứng dù ở nhiệt độ CAO.

- Crom dùng để MẠ THÉP. Thép mạ crom bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho đồ vật.

V. SẢN XUẤT

- Cr2O3 được tách ra từ quặng cromit FeO.Cr2O3.

4FeCr2O4  + 8Na2CO3 + 7O2 → 8Na2CrO4 + 2Fe2O3 + 8CO2

2Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O

Na2Cr2O7  + 2C → Cr2O3 + Na2CO3 + CO