CHỦ ĐỀ 7. NHÔM

 

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Màu TRẮNG BẠC, nóng chảy ở 660oC .

- NHẸ (D = 2,7 g/cm3), dẻo, dễ dát mỏng.

- Độ dẫn điện bằng 2/3Cu, gấp 3 lần sắt.

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. TÁC DỤNG VỚI PHI KIM

VỚI OXI

- Bột Al CHÁY trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu SÁNG CHÓI.

2Al + 3O2 → Al2O3

VỚI PHI KHIM

- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → MUỐI.

- Al TỰ bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

- Khi ĐUN NÓNG, Al tác dụng với BỘT S:

2Al + 3S → Al2S3

 

2. TÁC DỤNG VỚI AXIT

VỚI H+

(HCl, H2SO4 loãng...)

- Al phản ứng DỄ DÀNG → muối + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2

VỚI CÁC AXIT CÓ TÍNH OXH MẠNH

(HNOloãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc)

- Nhôm TÁC DỤNG với HNO3

M + HNO3 → M(NO3)n + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2

Al + 6HNO3 đặc, nóng → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

- Nhôm TÁC DỤNG với H2SO4 đặc, nóng

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

 

3. TÁC DỤNG VỚI OXIT KIM LOẠI

PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM

- Al KHỬ được oxit của các kim loại đứng SAU nhôm nhiệt độ CAO             

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

4. TÁC DỤNG VỚI MUỐI

- Al ĐẨY được kim loại đứng SAU ra khỏi dung dịch muối của chúng

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

- Phản ứng với MUỐI NITRAT trong môi trường KIỀM

8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3

- Phản ứng với MUỐI NITRAT trong môi trường AXIT (GIỐNG phản ứng với HNO3)

Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + 2H2O

III. ỨNG DỤNG

- Chế tạo HỢP KIM.

IV. ĐIỀU CHẾ

- Điện phân NÓNG CHẢY Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (HẠ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ 20500C xuống 9000C; TĂNG độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; TẠO lớp bảo vệ KHÔNG cho O2 phản ứng với Al nóng chảy)                     

2Al2O3 → 4Al + 3O­2