AXIT PHOTPHORIC

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Tồn tại ở dạng lỏng siro.

- Không màu, không mùi, không độc.

- Dễ tan trong nướcrượu.

II. TÍNH CHÁT HOÁ HỌC

1. LÀ AXIT TRUNG BÌNH

- Trong dung dịch H3PO4 PHÂN LI THUẬN NGHỊCH theo 3 nấc:

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-

H2PO4- ↔ H+ + HPO42-

HPO42- ↔ H+ + PO43-

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O          

2H3PO4 + 3Na2O → 2Na3PO4 + 3H2O

- Tác dụng với bazơ → muối + H2O (tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau).

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

- Tác dụng với kim loại đứng trước H2 → muối + H2

2H3PO4 + 3Mg → Mg3(PO4)2 + 3H2

- Tác dụng với muối → muối mới + axit mới                        

H3PO4 + 3AgNO3 → 3HNO3 + Ag3PO4

2. TÍNH OXI HOÁ - KHỬ

Trong H3PO4, P có mức oxi hóa +5 là mức oxi hóa cao nhất.

NHƯNG H3PO4 KHÔNG CÓ TÍNH OXI HÓA như HNO3.

nguyên tử P có bán kính LỚN HƠN so với bán kính của N.

=> Mật độ điện dương trên P nhỏ.

=> Khả năng nhận e kém.

3. CÁC PHẢN ỨNG DO TÁC DỤNG CỦA NHIỆT

2H3PO4 → H4P2O7 + H2O (200 – 2500C)

Axit điphotphoric

H4P2O7 → 2HPO3 + H2O (400 – 5000C)

Axit metaphotphoric

                 

III. ĐIỀU CHẾ

  TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM P + 5HNO3 đặc → H3PO4 + 5NO2 + H2O (t0)
  TRONG CÔNG NGHIỆP Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4 (t0)

ĐỂ ĐIỀU CHẾ H3PO4 VỚI ĐỘ TINH KHIẾT CAO TA DÙNG SƠ ĐỒ:

P → P2O5 → H3PO4

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4