MUỐI CACBONAT

I. TÍNH TAN

- Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat đều tan.

- Muối cacbonat của kim loại khác thì không tan.

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CHUNG

- Tác dụng với axit → muối mới + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O

 

2. PHẢN ỨNG THUỶ PHÂN

- Muối cacbonat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:

Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

CO32- + H2O ⇋ HCO3- + OH-

=> Trong một số phản ứng trao đổi Na2CO3 đóng vai trò như 1 bazơ:

2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO

 

III. NHẬN BIẾT

- Cho tác dụng với axit → CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

IV. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ MUỐI

- Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột nhẹ, màu trắng.

=> Dùng làm chất độn trong cao su và 1 số ngành công nghiệp.

 

- Natricacbonat (Na2CO3) khan (sođa khan) là chất bột màu trắng, tan nhiều trong nước.

=> Dùng trong công ngiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt, …

 

- Natri hidrocacbonat (NaHCO3) là chất tinh thể màu trắng, hơi ít tan trong nước.

=> Dùng trong công nghiệp thực phẩm, trong y học dùng làm thuốc giảm đau dạ dày.