Dạng 4: TÍNH OXI HÓA CỦA ION NO3- TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT VÀ MÔI TRƯỜNG KIỀM

Phương pháp giải

  • Tính chất của ion NO3- :

      + Trong môi trường trung tính, ion NO3- không có tính oxi hóa.

      + Trong môi trường axit, ion NO3- có tính oxi hóa như axit HNO3.

      + Trong môi trường kiềm, ion NO3- có tính oxi hóa và có khả năng oxi hóa được một số kim loại như Al và Zn.

  • Khi giải dạng bài tập này ta phải sử dụng phương trình ion rút gọn để tính toán. Cụ thể như sau :

      Bước 1: Tính số mol của : Chất khử (thường là kim loại Cu, Fe, Mg, Ag, Zn, Al); Chất oxi hóa (ion NO3-), chất môi trường (ion H+ hoặc OH-).

      Bước 2 : Tính tỉ lệ số mol phản ứng/số mol ban đầu của các chất trong phản ứng, tỉ lệ của chất nào nhỏ nhất thì chất đấy phản ứng hết trước, các chất có tỉ lệ lớn hơn thì còn dư sau phản ứng. Từ đó tính được lượng chất phản ứng, lượng sản phẩm tạo thành và lượng các chất dư.

VÍ DỤ

(ĐH Khối B – 2007): Thực hiện hai thí nghiệm :

Thí nghiệm 1 : Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO duy nhất

Thí nghiệm 2 : Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5M thay thoát ra V2 lít khí NO duy nhất (đktc). Mối quan hệ giữa V1 và V2 là :

A.V1 = V2

B. V2 = 2V1

C. V2 = 2,5V1                                   

D. V2 = 1,5V1