- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- NGUYÊN TỬ
- BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
- CÂN BẰNG HÓA HỌC
- ĐIỆN LI
- ĐIỆN PHÂN
- LIÊN KẾT HÓA HỌC
- PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- HÓA HỌC VÔ CƠ
- HÓA HỌC HỮU CƠ
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
AXIT NITRIC
- Trong hợp chất HNO3, nguyên tố nitơ có số oxi hóa CAO NHẤT là +5
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Axit nitric TINH KHIẾT là chất lỏng KHÔNG MÀU, BỐC KHÓI MẠNH trong không khí ẩm, D = 1,53g/cm3, sôi ở 860C.
- Trong điều kiện THƯỜNG, dung dịch có màu HƠI VÀNG do HNO3 bị PHÂN HỦY CHẬM:
4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2
=> phải đựng dung dịch HNO3 trong bình TỐI MÀU.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. HNO3 LÀ MỘT AXIT MẠNH
(Thể hiện ĐẦY ĐỦ tính chất của 1 axit)
- Làm quỳ tím chuyển thành MÀU ĐỎ.
- Tác dụng với OXIT BAZƠ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị CAO NHẤT) → muối + H2O
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
- Tác dụng với BAZƠ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị CAO NHẤT) → muối + H2O:
2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O
- Tác dụng với MUỐI (axit MẠNH đẩy được axit YẾU ra khỏi muối) → muối mới + axit mới:
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
2. HNO3 LÀ MỘT CHẤT OXI HOÁ MẠNH
* SỐ OXI HOÁ của nitơ: -3 0 +1 +2 +3 +4 +5
* Nhận xét: N trong HNO3 có số oxi hóa CAO NHẤT nên HNO3 có tính oxi hóa MẠNH.
- Tác dụng với KIM LOẠI
M + HNO3 → M(NO3)n + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O
VD. Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
* NHẬN XÉT:
- HNO3 phản ứng với HẦU HẾT các kim loại TRỪ Au và Pt.
- SẢN PHẨM KHỬ của N+5 là tùy thuộc vào độ MẠNH của kim loại và NỒNG ĐỘ của dung dịch axit.
- Thông thường thì dung dịch ĐẶC → NO2, dung dịch LOÃNG → NO; dung dịch axit CÀNG LOÃNG, kim loại CÀNG MẠNH thì N bị khử xuống mức càng SÂU.
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
- HNO3 đặc nguội THỤ ĐỘNG với Al, Fe, Cr.
* CHÚ Ý: Nếu cho Fe hoặc HỖN HỢP Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 mà sau phản ứng còn DƯ kim loại
=> trong dung dịch Fe thu được CHỈ ở dạng muối Fe2+.
- Tác dụng với PHI KIM
(HNO3 đặc tác dụng được với các phi kim có tính KHỬ như C, S, P...).
C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O
P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O
- Tác dụng với các CHẤT KHỬ KHÁC
(oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại có số oxi hóa TRUNG GIAN).
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
III. ỨNG DỤNG
- Axit nitric là một trong những hóa chất CƠ BẢN và QUAN TRỌNG.
- Phần lớn axit này được dùng để sản xuất PHÂN ĐẠM.
- Ngoài ra nó còn được dùng để sản xuất THUỐC NỔ, thuốc nhuộm, dược phẩm...
IV. SẢN XUẤT
1. TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
H2SO4 đặc + NaNO3 tinh thể → HNO3 + NaHSO4
2. TRONG CÔNG NGHIỆP
NH3 → NO → NO2 → HNO3
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (Pt, 8500C)
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
V. MUỐI NITRAT
1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Tất cả các muối nitrat đều TAN NHIỀU trong nước và là chất điện li MẠNH.
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Các muối nitrat kém bền với nhiệt, chúng BỊ PHÂN HỦY khi đun nóng.
- Muối nitrat của các kim loại hoạt động MẠNH đứng trước Mg (kali, natri,…) bị PHÂN HỦY thành muối nitrit và oxit.
2KNO3to → 2KNO2 + O2
- Muối nitrat của kim loại từ Mg đến Cu bị PHÂN HUỶ thành oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2
2Cu(NO3)2 to→ 2CuO + 4NO2 + O2
- Muối nitrat của kim loại KÉM HOẠT ĐỘNG (Sau Cu) bị PHÂN HỦY thành kim loại tương ứng, khí NO2 và O2.
2AgNO3 t0→ 2Ag + 2NO2 + O2
- Muối nitrat nhiệt phân KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU VẾT GÌ
Hg(NO3)2 → Hg↑ + NO2↑ + O2↑
INO3 → I2↑ + O2↑ + NO2↑
3. NHẬN BIẾT ION NITRAT
- Trong môi trường axit, ion NO3- thể hiện tính oxi hóa giống như HNO3.
- Do đó thuốc thử dùng để nhận biết ion NO3- là hỗn hợp vụn đồng và dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
- Hiện tượng: dung dịch có màu xanh, khí không màu hóa nâu đỏ trong không khí.
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ (dd màu xanh) + 2NO↑ + 4H2O
2NO + O2 (không khí) → 2NO2 (màu nâu đỏ)