- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- NGUYÊN TỬ
- BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
- CÂN BẰNG HÓA HỌC
- ĐIỆN LI
- ĐIỆN PHÂN
- LIÊN KẾT HÓA HỌC
- PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- HÓA HỌC VÔ CƠ
- HÓA HỌC HỮU CƠ
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
BÀI TẬP VỀ ANCOL
I. ANCOL TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI KIỀM
1. CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ NHÓM CHỨC -OH
Phương trình tổng quát
R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2H2
→ nH2 = x/2nancol
- Nếu nH2 = 1/2nancol → x = 1: ancol đơn chức: ROH.
Nếu là no, đơn chức mạch hở thì công thức chung của ancol là CnH2n +1 OH.
- Nếu nH2 = nancol → x = 2: ancol đa chức có 2 nhóm –OH: R(OH)2
Nếu là no, đa chức mạch hở có 2 nhóm –OH thì công thức chung của ancol là CnH2n (OH)2.
- Nếu nH2 = 3/2nancol → x = 3: ancol đa chức có 3 nhóm –OH: R(OH)3
Nếu là no, đa chức mạch hở có 3 nhóm -OH thì công thức chung của ancol là CnH2n –1(OH)3.
* Nhận xét:
- Số nhóm chức –OH = 2nH2/nancol
VD
Cho 0,3 mol ancol no, mạch hở X tác dụng với Na kim loại dư thu được 10,08 lit khí H2 (đktc). Xác định công thức chung của X?
nH2 = 0,45 mol
Số nhóm chức –OH = 0,45.2/0,3 = 3
Công thức chung của X: CnH2n + 2O3 hay CnH2n –1(OH)3.
2. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG MUỐI, KHỐI LƯỢNG ANCOL KHI TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI KIỀM
Phương trình tổng quát
R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2H2
* Nhận xét: Dạng này thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để xác định dữ kiện còn lại khi đã biết các gợi ý khác.
mancol + mNa ban đầu = mchất rắn sau phản ứng + mH2
- Nếu tính khối lượng muối ancolat sau phản ứng
→ mmuối = mancol + mNa – mH2
- Nếu tính số mol H2 tạo thành
→ nH2 = (mancol + mNa ban đầu - mrắn)/2
- Nếu tính số mol Na phản ứng
→ nNa = (mrắn – mancol)/22 = x.nH2 (với x là số nhóm –OH)
VD: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
Số mol H2 = 0,015 mol
ROH + Na → RONa + 1/2H2
→ nNa = 0,03 mol
Khối lượng muối natri ancolat là
mmuối = 1,24 + 0,03.23 – 0,015.2 = 1,9 gam
3. XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ CỦA ANCOL
R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2H2
CnH2n+2-2k-x(OH)x + xNa → CnH2n+2-2k-x(ONa)x + x/2H2
→ số mol ancol = 2. Số mol H2/x
→ Mancol = 14n +2 – 2k + 16x = mancol/n (trong đó: k là số liên kết pi hoặc vòng)
Từ đó tìm được n
- Lưu ý: Khi bạn tìm CTPT theo R thì bạn lấy M:12 và chọn lấy số tròn, phần còn lại là H
VD: Mgốc R = 43 → 43/12 = 3,58 lấy tròn số C = 3
→ số H = 43 – 3.12 = 7
→ gốc hidrocacbon này là C3H7-
VD: Cho 9,2g một ancol no, đơn chức X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lit (đktc) H2. CTPT của ancol X là
Số mol H2 = 0,1 mol
CnH2n+1OH + Na → CnH2n + 1ONa + 1/2H2
0,2 0,1 mol
→ M ancol = 9,2/0,2 = 46
= 14n + 18 = 46
→ n = 2 CTPT X là C2H5OH
4. XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ CỦA ANCOL TRONG HỖN HỢP.
- Giả sử hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp khi tác dụng với kim loại kiềm
→ số mol hỗn hợp 2 ancol = 2số mol của H2
→ Mtb = 14ntb + 18 = tổng khối lượng 2ancol/tổng số mol 2 ancol
→ số C của 2 ancol là số nguyên liên tiếp của ntb.
VD: Cho 3,35g hh X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Na dư thu được 0,56 lit H2 (đktc). Tìm CTPT của 2 ancol
Số mol 2 ancol = 2.Số mol H2 = 2.0,025 = 0,05 mol
MX = 14ntb + 18 = 3,35/0,05 = 67
→ ntb = 3,5.
Vậy CTPT của 2 ancol là C3H8O và C4H10O
- Nếu 2 ancol là đồng đẳng nhưng không liên tiếp với nhau:
ntb = (na + mb)/(a + b)
trong đó: n và m là số C của 2 ancol
a, b là số mol của mỗi ancol
VD: Cho 12,4g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở A, B (MA < MB, theo tỉ lệ số mol 2:1) tác dụng vừa đủ với Na thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Xác định CTPT của A, B
Số mol 2 ancol = 2.số mol H2 = 0,3 mol
→ Mtb = 14ntb + 18 = 12,4/0,3 = 41,3
→ ntb = 1,667 (có số C của A = 1: CH3OH 2x mol)
Mà ntb = (1.2x + mx)/3x = 1,667
→ m = 3: C3H7OH)
Nếu 2 ancol không là đồng đẳng của nhau thì tùy điều kiện phản ứng mà ta có thể dựa vào số Ctb, hay số Htb hay số Otb để tìm CTPT
Số Htb = (na + mb)/(a + b)
trong đó: n và m là số H của 2 ancol
a, b là số mol của mỗi ancol
Số Otb = (na + mb)/(a + b)
trong đó: n và m là số O của 2 ancol
a, b là số mol của mỗi ancol
II. TÁCH NƯỚC KHỎI ANCOL
1. ANCOL TÁCH NƯỚC TẠO ANKEN
+ Ancol tách nước tạo 1 anken DUY NHẤT thì ancol đó là ancol no đơn chức, bậc 1
+ áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có mancol = manken + mnước
+ nancol=nanken =nnước
+ Hỗn hợp X gồm 2 ancol tách nước thu được hỗn hợp Y gồm các olefin thì lượng CO2 thu được khi đốt cháy X bằng khi đốt cháy Y.
Câu 3: Tiến hành tách nước hỗn hợp gồm hai ancol đồng đẳng thu được 3 olefin ở thể khí (đktc). Hai ancol trong hỗn hợp có thể là:
butan-2-ol và etanol. B. etanol và butan-1-ol. C. butan-2-ol và pentan-2-ol. D. etanol và metanol.
Câu 5: Khi đun ancol X với H2SO4 đặc thu được anken Y duy nhất mạch không nhánh. Tỉ khối hơi của X so với Y bằng 1,321. Tên gọi của X và Y là
propan–1–ol và propen. B. butan–1–ol và but–1–en.
butan–2–ol và but–2–en. D. 2–metylpropan–2–ol và isobutilen.
Câu 6: Đun ancol no đơn chức X với H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối hơi so với X là 1,4375. Công thức của X và Y là
C2H6O; C4H10O. B. CH4O; C2H6O. C. CH4O; C3H8O. D. CH4O; C3H6O.
Câu 7: Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là
C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H8O.
Câu 8: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 9: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và CO2 sinh ra là
1,76 gam B. 2,76 gam. C. 2,48 gam. D. 2,94 gam.
2. ANCOL TÁCH NƯỚC ETE
+ Hỗn hợp 2 ancol tách nước tạo 3 ete, 3 ancol tách nước tạo 6 ete
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có mancol = mete + mnước
Σnancol = 2Σnanken = 2ΣnH2O
Σmancol = Σmete + ΣmH2O
+ Các ete có số mol bằng nhau thì các ancol cũng có số mol bằng nhau
+ Tổng số nguyên tử cacbon trong ancol bằng số nguyên tử trong ete.
Tính số ete tạo bởi hỗn hợp n ancol đơn chức:
VD:Đun nóng hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì có thể thu được tối đa bao nhiêu ete?
A.6 .
B. 8.
C. 4.
D. 3.
VD: Đun nóng m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 10,8 gam H2O và 36 gam hỗn hợp 3 ete có số mol bằng nhau và bằng x mol. Giá trị của m và x lần lượt là:
A.25,2 và 0,6.
B. 25,2 và 0,2.
C. 46,8 và 0,6.
D. 46,8 và 0,2.
Đặt công thức chung của 2 ancol là ROH
Phản ứng ete hóa:
2ROH → R-O-R + H2O
Theo PTHH ta thấy: số mol H2O bằng tổng số mol các số mol ete
Suy ra 0,6 = 3x → x = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mancol = mete + mH2O
Suy ra mancol = 36 + 10,8 = 46,8 gam
3. ANCOL TÁCH NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP
- Ancol tách nước trong điều kiện thích hợp
Ancol X tách nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm hữu cơ Y thì
+ Nếu tỉ khối của Y so với X nhỏ hơn 1 thì Y là anken và
+ Nếu tỉ khối của Y so với X lớn hơn 1 thì Y là ete và
III. ANCOL BỊ OXI HÓA KHÔNG HOÀN TOÀN
- Ancol bị oxi hóa không hoàn toàn: Ancol bị oxi hóa bới CuO, đun nóng
+ áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và nguyên tố ta có
+ Sản phẩm gồm anđehit, nước, ancol dư cho tác dụng với Na dư thì nancol bđ = 2.nH
+ Sản phẩm cho tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư thì
- Nếu nAg < 2nancol thì trong 2 ancol có 1 ancol bậc 1 và 1 ancol bậc cao
- Nếu nAg = 2nancol thì trong 2 ancol cả 2 ancol đều là ancol bậc 1 khác CH3OH
- Nếu nAg > 2nancol thì trong 2 ancol có 1 ancol là ancol bậc 1 (RCH2OH) khác CH3OH và 1 ancol là CH3OH
Ta có sơ đồ R–CH2OH → R–CHO → 2Ag
x mol 2x mol
CH3OH → HCHO → 4Ag
y mol 4y mol
Sau đó lập hệ phương trình giải x, y rồi tính khối lượng 2 ancol tìm được CTPT của ancol.
VD: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
A.13,5.
B. 8,1.
C. 8,5.
D. 15,3
Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn nên
Có: Trong Y có HCHO
=>X gồm CH3OH(a mol) và C2H5OH(b mol)
Vậy m = 0,05.32 +0,15.46 = 8,5(g)
VD: Oxi hóa hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là
A.C2H5OH, C3H7CH2OH.
B. CH3OH, C2H5OH.
C.C2H5OH, C2H5CH2OH.
D. CH3OH, C2H5CH2OH.
nancol=nCuO = = 0,06 (mol); nAg= =0,22(mol)
Nhận thấy nAg>2nancol có một ancol là CH3OH Loại phương án A và B
Nhận xét: Các ancol trong 4 phương án trên đều là ancol bậc nhất
mancol=32X0,05+(R+31)X0,01=2,2 R=29(-C2H5OH) Đáp án C.
VD:Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A.0,92.
B. 0,32.
C. 0,64.
D. 0,46.
CnH2n+1CH2OH + CuO → CnH2n+1CHO + Cu + H2O
Bảo toàn nguyên tố O
mchất rắn giảm = mO(CuO)
=> mO = 0,32 gam
→ nO = 032 : 16 = 0,02 (mol).
→ nCuO = 0,02 mol=nH2O
=> hỗn hợp hơi gồm CnH2n+1CHO (0,2 mol) và H2O (0,02 mol)
→ mhh hơi = (15,5 . 2) : ( 0,02 + 0,02) = 1,24 (gam)
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
m = mhh hơi + mCu - mCuO= 1,24 – 0,32 = 0,92 (gam)
IV. BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY ANCOL
+ Số mol H2O > số mol CO2 suy ra ancol là ancol no
+ Số mol ancol no = Số mol H2O - số mol CO2
+ Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi có (a: là số nhóm -OH)
số mol ancol + 2. số mol O2 = Số mol H2O +2. số mol CO2
Chú ý:
- Phản ứng đốt cháy của ancol có đặc điểm tương tự phản ứng đốt cháy hiđrocacbon tương ứng:
+ Nếu đốt cháy ancol cho thì ancol đem đốt cháy là ancol no và
CnH2n+2Ox → nCO2 + (n + 1)H2O
+ Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 thì ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin):
CH3OH → CO2 + 2H2O
+ Nếu đốt cháy ancol cho nCO2 = nH2O thì ancol đó có dạng CnH2nOx:
CnH2nOx → nCO2 + nH2O
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A.10,2 gam. B. 2 gam. C. 2,8 gam. D. 3 gam.
Câu 3: Khi đốt cháy một ancol đa chức thu được nước và khí CO2 theo tỉ lệ khối lượng . CTPT của ancol là
A.C5H10O2. B. C2H6O2. C. C3H8O2. D. C4H8O2.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,06 mol một ancol đa chức và 0,01 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,16 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
- 3,96. B. 3,69. C. 6,93. D. 3,24.
Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
- C2H5OH và C4H9OH. B. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.
- C4H4(OH)2 và C5H10(OH)2. D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là
- 14,8 gam. B. 15,7 gam. C. 7,85 gam. D. 13,0 gam.
Câu 10: Ba ancol X, Y, Z đều bền, không phải là các chất đồng phân. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2, H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 3 : 4. Vậy công thức phân tử của 3 ancol là:
- C3H8O, C3H8O2, C3H8O3 B. C3H8O, C4H8O, C5H8O
- C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH D. C3H6O, C3H6O2, C3H8O3