- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- NGUYÊN TỬ
- BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
- CÂN BẰNG HÓA HỌC
- ĐIỆN LI
- ĐIỆN PHÂN
- LIÊN KẾT HÓA HỌC
- PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- HÓA HỌC VÔ CƠ
- HÓA HỌC HỮU CƠ
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
ANCOL
I. ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN - DANH PHÁP
1. ĐỊNH NGHĨA PHÂN LOẠI
- ĐỊNH NGHĨA
- ANCOL là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH LIÊN KẾT TRỰC TIẾP với nguyên tử C no.
VD. C2H5OH
- BẬC ANCOL là bậc của nguyên tử C LIÊN KẾT TRỰC TIẾPvới nhóm OH.
- PHÂN LOẠI:
- Ancol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH): CH3OH . . .
- Ancol không no, đơn chức mạch hở: CH2=CH-CH2OH
- Ancol thơm đơn chức: C6H5CH2OH(ancol benzylic)
- Ancol vòng no, đơn chức: C6H11OH xiclohexanol
- Ancol đa chức: CH2OH-CH2OH (etilen glicol), CH2OH-CHOH-CH2OH (glixerol)
2. GỌI TÊN
- Danh pháp THƯỜNG: Ancol + tên gốc ankyl + ic
VD. C2H5OH (ancol etylic)
- Danh pháp THAY THẾ: Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol
II.TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Trạng thái
-
- Từ C1 đến C12 là chất LỎNG.
- Từ C13 trở lên là chất RẮN.
- Nhiệt độ sôi
-
- So với các chất có M tương đương thì nhiệt độ sôi của: Muối > Axit > Ancol > Anđehit > Hiđrocacbon, ete và este...
- GIẢI THÍCH: nhiệt độ sôi của một chất thường PHỤ THUỘC vào các yếu tố:
+ M: M càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
+ ĐỘ PHÂN CỰC của liên kết: liên kết ion > liên kết cộng hóa trị có cực > liên kết cộng hóa trị không cực.
+ SỐ LIÊN KẾT HIĐRÔ: càng NHIỀU liên kết H thì nhiệt độ sôi càng CAO.
+ ĐỘ BỀN CỦA LIÊN KẾT HIĐRÔ: liên kết H càng BỀN thì nhiệt độ sôi càng CAO.
- Độ tan
-
- Ancol có 1, 2, 3 nguyên tử C trong phân tử TAN VÔ HẠN trong nước.
- Ancol có càng NHIỀU C, độ tan trong nước càng GIẢM vì tính kị nước của gốc hiđrocacbon TĂNG.
* NHẬN XÉT
Khi mạch C CÀNG LỚN thì nhiệt độ sôi của ancol CÀNG TĂNG và khả năng tan trong nước càng GIẢM.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. PHẢN ỨNG THẾ H CỦA NHÓM -OH
- Với Na
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
-
-
- Phương trình TỔNG QUÁT:
-
R(OH)z + zNa → R(ONa)z + z/2H2
R(ONa)z: Natri ancolat rất dễ bị thủy phân trong nước:
R(ONa)z + zH2O → R(OH)z + zNaOH
- Với Đồng hiđrôxit:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
đồng (II) glixerat
* ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG: Ancol đa chức có 2 nhóm - OH KẾ TIẾP NHAU.
2. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHÔNG HOÀN TOÀN
C2H5OH + CuO → CH3-CHO + H2O + Cu
* NHẬN XÉT:
- Ancol bậc I + CuO tạo anđehit:
RCH2OH + CuO → RCHO + Cu + H2O
- Ancol bậc II + CuO tạo xeton:
RCHOHR’ + CuO → RCOR’ + Cu + H2O
- Ancol bậc III RẤT KHÓ bị oxi hóa bằng CuO (Nếu có xảy ra thì sẽ không theo quy luật nào)
CHÚ Ý
- Có 2 trường hợp ancol KHÔNG BỀN sẽ chuyển hoá thành anđehit hoặc xeton:
+ Có nhóm –OH đính TRỰC TIẾP vào nguyên tử C có NỐI ĐÔI.
VD. R-CH=CHOH → R-CH2-CHO
R-C(OH)=CH-R’ → R-CO-CH2-R’
+ Có từ 2 nhóm –OH cùng đính vào MỘT nguyên tử C.
VD. RCH(OH)2 → RCHO + H2O
RC(OH)2R’ → RCOR’ + H2O
RC(OH)3 → RCOOH + H2O
IV. ĐIỀU CHẾ
a. Điều chế ancol từ DẪN XUẤT HALOGEN
VD C2H5Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl
Phương trình tổng quát: CnH2n+2-2k-xXx + xMOH → CnH2n+2-2k-x(OH)x + xMX
b. Điều chế ancol từ ANKEN (điều kiện phản ứng H+)
VD: CH2=CH2 + H2O → CH3-CH2OH
Phương trình tổng quát: CnH2n + H2O → CnH2n+1OH (H+)
V. ỨNG DỤNG
Metanol chủ yếu được dùng để sản xuất Andehit Fomic nguyên liệu cho công nghiệp chất dẻo.
Etanol dùng để điều chế một số hợp chất hữu cơ như: axit axetic, dietyl ete, etyl axetat,.. do có khả năng hòa tan tốt một số hợp chất hữu cơ nên Etanol được dùng để pha vecni, dược phẩm, nước hoa,...
Trong đời sống hàng ngày Etanol được dùng để pha chế các loại đồ uống với độ ancol khác nhau.