- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- NGUYÊN TỬ
- BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
- CÂN BẰNG HÓA HỌC
- ĐIỆN LI
- ĐIỆN PHÂN
- LIÊN KẾT HÓA HỌC
- PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- HÓA HỌC VÔ CƠ
- HÓA HỌC HỮU CƠ
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
SẢN XUẤT GANG THÉP
I. SẢN XUẤT GANG
- Là HỢP KIM sắt - cacbon trong đó hàm lượng C từ 2 - 5%.
- Gang có 2 loại GANG XÁM và GANG TRẮNG.
1. PHÂN LOẠI
GANG XÁM |
- Chứa NHIỀU tinh thể C nên có màu xám. - KÉM cứng và KÉM giòn hơn gang trắng. |
GANG TRẮNG |
- Chứa NHIỀU tinh thể hợp chất hóa học Fe3C nên có màu sáng. - RẤT cứng và giòn thường được dùng để LUYỆN THÉP. |
2. NGUYÊN LIỆU LUYỆN GANG
- QUẶNG SẮT: cung cấp Fe (phải chứa trên 30% Fe, chứa ít S, P).
- CHẤT CHẢY: CaCO3(nếu quặng lẫn silicat) hoặc SiO2(nếu quặng lẫn đá vôi) để làm GIẢM nhiệt độ nóng chảy và tạo xỉ.
- Không khí GIÀU oxi và NÓNG: để tạo chất KHỬ CO và SINH NHIỆT.
- THAN CỐC (tạo chất khử CO; tạo nhiệt và tạo gang).
3. CÁC PHẢN ỨNG XẢY RA TRONG LÒ CAO KHI LUYỆN GANG
PHẢN ỨNG TẠO CHẤT KHỬ |
C + O2 → CO2 CO2 + C → 2CO |
PHẢN ỨNG KHỬ Fe2O3 |
CO + 2Fe2O3 → Fe3O4 + CO2 Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2 FeO + CO → Fe + CO2 |
PHẢN ỨNG TẠO XỈ |
CaCO3 → CaO + CO2 CaO + SiO2 → CaSiO |
II. SẢN XUẤT THÉP
1. NGUYÊN LIỆU
- GANG TRẮNG hoặc GANG XÁM, sắt thép PHẾ LIỆU.
- CHẤT CHẢY là CaO.
- NHIÊN LIỆU là dầu ma zút hoặc khí đốt.
- Khí oxi.
2. NGUYÊN TẮC
- OXI HOÁ các tạp chất C, S, Si, Mn,…, có trong gang thành oxi rồi biến thành XỈ và TÁCH RA khỏi thép.
3. NHỮNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN GANG THÀNH THÉP
- Khí OXI được dùng làm chất oxi hóa các nguyên tố phi kim trong gang thành những oxit.
- Cacbon và lưu huỳnh bị oxi hóa thành những hợp chất khí là CO2 và SO2 tách ra khỏi gang:
C + O2 → CO2
S + O2 → SO2
- SILIC và PHOTPHO bị oxi hóa thành những oxit khó bay hơi là SiO2và P2O5:
Si + O2 → SiO2
4P + 5O2 → 2P2O5
- Những oxit này HOÁ HỢP với chất chảy là CaO tạo thành xỉ (canxi photphat và canxi silicat) NỔI LÊN trên bề mặt thép lỏng:
3CaO + P2O5 → Ca3(PO4)2
CaO + SiO2 → CaSiO3