CÁC OXIT CỦA SẲT

I. FeO

- FeO là chất RẮN, màu ĐEN, KHÔNG tan trong nước và không có trong tự nhiên.

FeO là OXIT BAZƠ,

Tác dụng với axit HCl, H2SO4,... tạo ra muối Fe2+

FeO   +   2HCl  →    FeCl2   +   H2O

FeO có tính KHỬ

Tác dụng với chất oxi hóa như axit HNO3, H2SO4 đặc,... tạo thành muối Fe3+

2FeO   +   4H2SO4 (đặc)   →   Fe2(SO4)3   +   SO2   +   4H2O

3FeO   +   10HNO3 (loãng)  →   3Fe(NO3)3   +   NO   +   5H2O

FeO có tính OXI HOÁ

Tác dụng với chất khử MẠNH như Al, CO, H2,... tạo thành Fe

   FeO   +   H2   →   Fe   +   H2O

II. Fe2O3

- Fe2O3 là chất RẮN, màu ĐỎ NÂU, không tan trong nước.

Fe2O3 là OXIT BAZƠ

Tan trong các dung dịch axit MẠNH như HCl, H2SO4, HNO3, tạo ra muối Fe3+

   Fe2O3   +   6HNO3 →     2Fe(NO3)3   +   3H2O

Fe2O3 có tính OXI HOÁ

Tác dụng với chất KHỬ như Al, C, CO, H2,... ở nhiệt độ cao.

Fe2O3   +   2Al   →  Al2O3   +   Fe

Fe2O3   +   3CO  →   2Fe   +   3CO2 

III. Fe3O4

Tính OXIT BAZƠ 

- Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng tạo ra HỖN HỢP muối sắt (II) và sắt (III)

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

Tính KHỬ   

- Fe3O4 là chất KHỬ khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa MẠNH:   

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2

Tính OXI HOÁ 

- Fe3O4 là chất OXI HOÁ khi tác dụng với các chất khử MẠNH ở nhiệt độ CAO như: H2, CO, Al → Fe:      

Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2

Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2 

3Fe3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Fe 

IV. MỘT SỐ QUẶNG CỦA SẮT

HEMATIT đỏ: Fe2O3 khan

HEMATIT nâu(limonit):Fe2O3.nH2O

MANHETIT: Fe3O4

XIĐERIT: FeCO3

PIRIT: FeS2 (dùng để điều chế H2SO4).

CROMIT: FeO.Cr2O3