BÀI TẬP POLIME

I. TÍNH SỐ MẮT XÍCH CỦA POLIME

Số mắt xích bằng tỉ lệ khối lượng phân tử của đoạn polime và khối lượng của mắt xích; tính số mắt xích dựa vào phản ứng clo hóa hoặc phản ứng cộng.
 Bước 1: Xác định công thức của polime
 Bước 2: Lập biểu thức giữa khối lượng phân tử với số mắt xích
 Bước 3: Tính theo yêu cầu của bài toán
Trong nhiều trường hợp, có thể dùng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải nhanh
 - Số mắt xích = số phân tử monome = hệ số polime hóa (n) = 6,02.1023.số mol mắt xích
 - Hệ số polime hóa (n)  = hệ số trùng  hợp   mpolime/mmonome = Mpolime/Mmonome

VÍ DỤ 1

Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là:

A.145.

B. 133.

C. 118.                             

D. 113.

VÍ DỤ 2

Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thuỷ tinh hữu cơ plexiglat là 36720 và 47300 (đvC). Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên là

A. 540 và 550.

B. 540 và 473.  

C. 680 và 473.  

D. 680 và 550.

II. BÀI TẬP LƯU HOÁ CAO SU

Mắt xích của cao su isopren có cấu tạo là 

 –CH2–C(CH3) =CH –CH2–  hay (–C5H8–).

      Giả sử có n mắt xích cao su isopren tham gia phản ứng lưu hóa cao su thì tạo được một cầu nối đisunfua –S–S–.

      Phương trình phản ứng :

            C5nH8n   +   2S   →  C5nH8n-2S2   +   H2        (1)

                                        (cao su lưu hóa)  

      Theo giả thiết trong cao su lưu hóa lưu huỳnh chiếm a% về khối lượng nên ta có

→ %S = 2.32.100/(12.5n + 8n – 2 + 32.2) = a

→ n

VÍ DỤ 1

Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S–, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su.

A. 52.                  

B. 25.                      

C. 46.                   

D. 54.