NƯỚC CỨNG

I. KHÁI NIỆM

 - NƯỚC CỨNG là nước chứa NHIỀU ion Ca2+  và Mg2+.

 - Nước chứa ÍT hoặc KHÔNG CHỨA các ion Mg2+ và Ca2+ được gọi là NƯỚC MỀM.

II. PHÂN LOẠI

1. TÍNH CỨNG TẠM THỜI

- Là tính cứng gây nên BỞI các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

- Có thể tìm phương pháp XỬ LÝ bằng nhiều phương pháp đơn giản như NẤU CHÍN, LỌC trao đổi ion,… 

2. TÍNH CỨNG VĨNH CỬU

- Là tính cứng gây nên bởi các Cl-, SO42- của Ca Mg

- Muối này bền nên xử lí phức bằng một số phương pháp PHỨC TẠP hơn

3. TÍNH CỨNG TOÀN PHẦN

 - GỒM cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

III. TÁC HẠI

NHIỀU TÁC HẠI CHO ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

Làm GIẢM khả năng tạo bọt của xà phòng cũng như GIẢM tác dụng tẩy rửa (do tạo muối canxi không tan).

Nhanh làm mục vải, hại quần áo, gây khô da, khô tóc.

Các thiết bị đun nấu, bình nóng lạnh, nồi hơi dễ bị BÁM CẶN, nhanh làm HỎNG sản phẩm.

Lớp CaCO3 hình thành do nước cứng có thể tạo thành 1 LỚP CÁCH NHIỆT dưới đáy nồi,

=> GIẢM khả năng dân nhiệt và truyền nhiệt, làm tiêu tốn điện năng và gia tăng chi phí.

Đun nấu thức ăn LÂU chín, GIẢM mùi vị.

Ở con người: Là nguyên nhân

Gây ra SỎI THẬN 

Gây TẮC ĐỘNG MẠCH (do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch).

IV. BIỆN PHÁP LÀM MỀM NƯỚC CỨNG

1. NGUYÊN TẮC

- Làm GIẢM nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng. 

2. PHƯƠNG PHÁP

XỬ LÍ BẰNG NHIỆT

- Xử lí được nước có tính cứng TẠM THỜI.

Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 ­ + H2O

Mg(HCO3)2 → MgCO3 ↓ + CO2 ­ + H2O

XỬ LÍ BẰNG HÓA CHẤT

- Làm mềm nước cứng bằng VÔI: Làm mềm được nước cứng TẠM THỜI với nồng độ THÍCH HỢP 

Ca(OH)2   +  Ca(HCO3)2 → 2CaCO3  +  2H2O

Ca(OH)2   +  Mg(HCO3)2 → CaCO3 + MgCO+  2H2O

- Làm mềm nước cứng BẰNG Na2CO3và Na3PO4 

Ca2+     +     CO32-  →   CaCO3 

Mg2+     +     CO32-  →   MgCO3

3Ca2+   +      2PO43-  →   Ca3(PO4)2

3Mg2+   +     2PO43-  →   Mg3(PO4)

XỬ LÍ BẰNG TRAO ĐỔI ION

- Cho nước cứng đi qua chất nhựa trao đổi ion (IONIT).

- Ở đây các ion Ca2+, Mg2+ bị HẤP THỤ và được TRAO ĐỔI bởi các ion Na+ hay H+ của nhựa 

=> Nước mềm.