ĂN MÒN ĐIỆN HOÁ VÀ ĂN MÒN HOÁ HỌC

I. ĂN MÒN HÓA HỌC

1. NGUYÊN NHÂN

- Do kim loại có phản ứng hóa học trực tiếp với các chấtmôi trường xung quanh.

2. ĐIỀU KIỆN

Kim loại được đặt trong môi trường có chứa CHẤT OXI HÓA mà kim loại có thể tham gia phản ứng THƯỜNGchất khí, hơi nước, dung dịch axit...

3. BẢN CHẤT

- Là phản ứng OXI HOÁ - KHỬ trong đó kim loại đóng vai trò CHẤT KHỬ.

- Electron CHUYỂN  trực tiếp từ kim loại vào môi trường.

II. ĂN MÒN ĐIỆN HÓA HỌC

1. KHÁI NIỆM

- Ăn mòn điện hóa là sự PHÁ HUỶ kim loại hoặc hợp kim do TIẾP XÚC với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.

2. ĐIỀU KIỆN

- Có 2 điện cực KHÁC NHAU về bản chất (kim loại + kim loại; kim loại + phi kim; kim loại + hợp chất).

- 2 điện cực phải được TIẾP XÚC ĐIỆN với nhau.

- 2 điện cực CÙNG được TIẾP XÚC với dung dịch chất điện li (không khí ẩm).

3. CƠ CHẾ

- Kim loại MẠNH đóng vai trò là cực âm (anot).

- Kim loại YẾU hơn hoặc phi kim đóng vai trò cực dương (catot).

- Tại CỰC ÂM, kim loại mạnh BỊ ăn mòn (bị oxi hóa).

M → Mn+ + ne

- Tại CỰC DƯƠNG, môi trường bị KHỬ:

    • Môi trường AXIT:                     

2H+ + 2e → H2

    • Môi trường TRUNG TÍNH, BAZƠ:  

2H2O + O2 + 4e → 4OH-

(phản ứng PHỤ): Mn+ + nOH- → M(OH)n (tạo gỉ)

4. BẢN CHẤT

- Là sự oxi hóa kim loạicực ÂMsự khử môi trườngcực DƯƠNG.

- Electron được CHUYỂN từ kim loại mạnh sang kim loại yếu (hoặc phi kim) rồi vào môi trường.

III. CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI

- Để BẢO VỆ kim loại khỏi sự ăn mòn có thể sử dụng các phương pháp sau:

    • CÁCH LI kim loại với môi trường: sơn, mạ, tráng, nhúng nhựa...
    • Dùng chất KÌM HÃM.
    • TĂNG khả năng chịu đựng: hợp kim chống gỉ.
    • Phương pháp ĐIỆN HOÁ: dùng kim loại MẠNH HƠN kim loại ở cực âm không tác dụng với nước GẮN VÀO vật bị ăn mòn phần chìm trong dung dịch điện li (anot hi sinh).