HỢP CHẤT CỦA CROM

I. HỢP CHẤT CROM II

1. CROM(II) OXIT

CrO có tính chất tương tự FeO

- CrO là OXIT BAZƠ:                

CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

- CrO là chất KHỬ: Dễ bị oxi hoá thành Cr2O3

4CrO + O2 → 2Cr2O3

- Dung dịch CrCl2 để ngoài không khí chuyển từ màu lam sang màu lục.

  • CrCl2 trong dung dịch phân ly ra Cr2+ và Cl-.    Ion Cr2+ tồn tại ở dạng phức.
  • Phức  [ Cr(H2O) ]2+ có màu xanh ,nên  dung dịch  CrCl2 có  màu  xanh.
  • Mặt khác  trạng thái oxi hoá  +2 của Cr có  tính khử mạnh ,ngay trong dung dịch CrCl2 bị oxi hoá  bởi oxi không khí chuyển thành CrCl3 . Ion Cr3+ trong dung dịch tồn tại duới dạng [ Cr(H2O) ]3+ có màu lục.Nên trong không khí CrCl2 chuyển từ màu xanh lam sang màu lục .

2. CROM(II) HIĐROXIT

- Là chất rắn, màu vàng.

- Có tính bazơ tính khử

  •  Tính bazơ                    

Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2

Cr(OH)2 → CrO + H2O (nung không có không khí) 

  •  Tính khử

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (để ngoài không khí) 

Cr(OH)2 + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2 + 3H2O

3. MUỐI CROM II

- Muối crom (II) có tính khử mạnh.

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

- Trong không khí, dung dịch CrCl2 bị oxi hóa bởi oxi không khí chuyển thành CrCl3

4 CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3  + 2H2O

II.HỢP CHẤT CROM III

I.CROM(III) OXIT

- Là chất rắn, màu lục thẫm, không tan.

- Là chất lưỡng tính tương tự Al2O3

Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2

Cr2O3 + 2NaOHđặc → 2NaCrO2 + H2O

Hay 

Cr2O3 + 2NaOHđặc + 3H2O → 2Na[Cr(OH)4]

2.CROM(III) HIĐROXIT

- Kết tủa màu lục xám.

  • Kém bền: BỊ PHÂN HỦY bởi nhiệt tạo oxit tương ứng:            

2Cr(OH)3 → Cr2O3  + 3H2O

  • Có tính lưỡng tính tương tự Al(OH)3

Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

Hay 

Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]

  • Có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh

2Cr(OH)3 + 3H2O2 + 4NaOH → 2Na2CrO4 + 8H2O

2Cr(OH)3 + 3Cl2 + 10NaOH   →  2Na2CrO4 + 6NaCl + 8H2O

2Cr(OH)3 +  3Br2 + 10NaOH  →  2Na2CrO4 +  6NaBr + 8H2O

2Cr(OH)3 + 3NaOCl + 4NaOH →  2Na2CrO4 +  3NaCl + 5H2O

2Cr(OH)3 + 3PbO2 + 4NaOH  → 2Na2CrO4 + 3PbO + 5H2O

Cr(OH)3 + 3KMnO4 + 5KOH →  K2CrO4 + 3K2MnO4 + 4H2O

3. MUỐI CROM III

- Hay gặp: Phèn crom-kali K2SO4,Cr2(SO4)3.24H2O hay KCr(SO4)2.12H2O

- Trong môi trường axit muối crom (III) có tính oxi hóa bị Zn khử thành muối crom (II)  

2Cr3+ + Zn → Zn2+ + 2Cr2+

- Trong môi trường bazơ muối crom (III) có tính khử và bị chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI).

2Cr3+ + 16OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O

Hay 

2CrO2+ 8OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

III. HỢP CHẤT CROM VI

1. CROM(VI) OXIT

- Là chất rắn màu đỏ thẫm.

- Là oxit axit:           

CrO3 + H2O → H2CrO4  axit crômic

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7  : axit đicrômic

 

* Lưu ý: Những axit này không tách ra được ở dạng tự dochỉ tồn tại trong dung dịch.

Nếu tách ra khỏi dung dịch, chúng sẽ bị phân hủy trở lại thành CrO3. Axit mạnh, kém bền.

- Là chất oxi hóa mạnh: nhiều chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O

- Là chất kém bền 

4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2

3. MUỐI CROMAT VÀ ĐICROMAT

Muối cromat CrO42- có màu vàng, muối Cr2O72- có màu da cam đều bền.

 

 

TÍNH CHẤT HÓA HỌC

- Trong dung dịch có cân bằng

2CrO42-+ 2H+  \rightleftharpoons  Cr2O72- + H2O

- Khi thêm H+ vào muối cromat thì sẽ chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

K2CrO4 + H2SO4 → K2CrO7 + K2SO4 + H2O

- Khi thêm OH- vào muối đicromat thì sẽ chuyển từ da cam sang vàng

K2CrO7 + KOH →  K2CrO4 + H2O

- Tính chất đặc trưng của muối crômat và đicromat là tính oxi hoá mạnh, ĐẶC BIỆT trong môi trường axit

    • Thí nghiệm: Cho FeSO4 và axit sunfuric vào dung dịch kali dicromat. 

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

    • Các phản ứng hóa học khác

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O