XVII. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - ANQP Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - ANQP Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

1 Thành phố Hải Phòng gồm những huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ.
2 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biến là tài nguyên biển đa dạng.
3 Điều kiện nào của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển là nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế, nhiều cảng nước sâu.
4 Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh vì môi trường biến là không thể chia cắt được.
5 Thảm thực vật rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng biển Nam Bộ.
6 Hai quần đảo nào nước ta có nhiều rạn san hô: Hoàng Sa và Trường Sa.
7 Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì không có mùa đông lạnh.
8 Vùng bờ biển tập trung nhiều bãi tắm đẹp có giá trị hàng đầu đối với hoạt động du lịch biến ở nước ta là Duyên hải Nam Trung Bộ.
9 Vùng có nhiều tổ yến nổi tiếng của nước ta là Duyên hải Nam Trung Bộ.
10 Tài nguyên vô tận của vùng biển nước ta là muối.
11 Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biến vì hoạt động kinh tế biến rất đa dạng.
12 Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
13 Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
14 Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn vì cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển.
15 Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu, khí lớn nhất: Cửu Long - Nam Côn Sơn.
16 Số lượng các huyện đảo tính đến năm 2006 ở nước ta là 12.
17 Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biến là do nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu oxi.
18 Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh.