III. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

1

Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở vùng phía Nam dãy Bạch Mã.

2

Quá trình chủ yếu chi phối hình dạng của vùng ven biển nước ta là mài mòn.

3

Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của Trung Bộ.

4

Thiên tai thường xảy ra và gây nhiều khó khăn nhát cho việ khai thác kinh tế biển ở nước ta là bão.

5

Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất ở nước ta tập trung ở Nam Bộ.

6

Số lượng loài cá ở vùng biển nước ta hiện nay là khoảng 2000 loài.

7

Biển Đông là biển lớn thứ 2 trong số các biển chủ yếu của Thái Bình Dương.

8

Hạn chế lớn nhất của biển Đông là bão nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.

9

Đặc điểm của biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

10

Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của biển Đông là dầu mỏ, khí tự nhiên.

11

Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất nước ta để xây dựng cảng biển là Duyên Hải Nam Trung Bộ.

12

Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất của nước ta trên biển Đông là dầu mỏ, khí tự nhiên.

13

Ở vùng ven biển, dạng địa hình thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản là các tam giác châu với bãi triều rộng.

14

Hiện nay rừng ngập mặn bị thu hẹp chủ yếu là do phá rừng để nuôi tôm, cá.

15

Số lượng cơn bão hằng năm trực tiếp đổ bộ vào nước ta là 3 - 4 cơn.

16

Vai trò của biển đến khí hậu nước ta trong mùa đông là làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.

17

Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

18

Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có nền nhiệt độ cao, ít cửa sông đổ ra biển.

19

Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh Khánh Hòa.

20

Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là rừng ngập mặn.

21

Hai bể trầm tích có trữ lượng lớn nhất nước ta là Nam Côn Sơn và Cửu Long.

22

Nước ta có 28 tỉnh thành giáp biển.

23

Ở nước ta mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ tiếp giáp với biển Đông.

24

Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở biển Đông nước ta là muối biển.

25

Biển Đông là cầu nối của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

26

Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta qua yếu tố khí hậu.

27

Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là Hà Tiên (Kiên Giang).

28

Tài nguyên dầu khí nước ta hiện được khai thác nhiều nhất ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.

29

Vùng biển thuận lợi cho nghề làm muối ở nước ta là cực Nam Trung Bộ.

30

Biển đông nối với Ân Độ Dương thông qua eo Ma Lắc Ca.

31

Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.

32

Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Đông được thể hiện qua yếu tố hải văn: nhiệt độ, độ muối, sóng, thủy triều, hải lưu…; và sinh vật biển.

33

Nhờ biển Đông mà khí hậu nước ta có tính chất mang tính hải dương nên điều hòa hơn.

34

Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là san hô.

35

Đặc điểm cơ bản của biển Đông là rộng, kín, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

36

Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao.

37

Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp phát triển kinh tế biển nước ta là sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi. trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.