II. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

1 Đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích đất đai.
2 Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích nước ta.
3 Địa hình dưới 1000m chiếm 85% diện tích.
4 Địa hình cao chiếm 1% diện tích cả nước.
5 Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt và phân hóa đa dạng do địa hình có cấu trúc cổ và được vận động Tân Kiến Tạo làm trẻ lại.
6 Địa hình nước ta có hai hướng chính là hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.
7 Hướng chính của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ là hướng vòng cung.
8 Các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng chính là Tây bắc- đông nam.
9 Vùng núi đông bắc có 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
10 Vùng núi Tây Bắc cao nhất nước ta.
11 Vùng núi Trường Sơn Bắc có các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp ở giữa.
12 Ranh giới của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy Bạch Mã.
13 Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là bán bình nguyên và đồi trung du.
14 Đồng bằng chiếm ¼ diện tích nước ta.
15 Đồng bằng được chia thành 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
16 Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ bởi sông Hồng và sông Thái Bình.
17 Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích 15 nghìn km2.
18 Địa hình cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc , thấp dần ra biển là đặc điểm của Đồng Bằng Sông Hồng.
19 Đồng Bằng Sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô.
20 Vùng trong để không được bồi tụ phù sa, vùng ngoài để được bồi tụ phù sa hằng năm do có đê ven sông ngăn lũ.
21 Đồng Bằng Sông Cửu Long được bồi tụ bởi hệ thống sông Mê Kông.
22 Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích 40 nghìn km2.
23 Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh là một trong những đặc điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
24 Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2/3 diện tích đất mặn, đất phèn.
25 Những nơi chưa được bồi lấp xong ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.
26 Đồng bằng ven biển miền Trung có diện tích 15 nghìn km2.
27 Đồng bằng ven biển miền Trung nghèo, nhiều đất cát, ít phù sa sông do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành.
28 Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.
29 Đồng bằng ven biển miền Trung được chia thành 3 dải: ngoài cùng giáp biển là cồn cát, đầm phá, ở giữa là vùng trũng, trong cùng là đồng bằng.
30 Khó khăn thường xuyên và lớn nhất đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng miền núi là địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc.
31 Kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở Việt Nam là rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi thấp.
32 Điểm giống nhau chủ yếu giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
33 Thiên tai chủ yếu của đồng bằng là bão, lũ, hạn hán…
34 Thế mạnh lớn nhất của vùng đồng bằng nước ta là phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
35 Sông ở miền núi có tiềm năng lớn về thủy điện.
36 Trên bề mặt có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là đặc điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
37 Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu là đất phèn.
38 Đồng Bằng Sông Hồng chủ yếu là đất phù sa.
39 Đồi trung du ở nước ta chủ yếu phân bố ở rìa Đồng Bằng Sông Hồng.
40 Ở nước ta dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở Đông Nam Bộ.