XII. ĐỊA LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

1 Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là khí hậu.
2 Vụ đông đã trở thành vụ chính của vùng Đồng bằng sông Hồng.
3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp được phát triển sớm nhất: hệ thống thuỷ lợi.
4 Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh.
5 Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động vận tải, chế biến và bảo quản nông sản.
6 Nông nghiệp hàng hóa có điều kiện phát triển thuận lợi ở những vùng gần trục giao thông, các thành phố lớn.
7 Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp luôn ổn định thì nhiệm vụ quan trọng luôn phải quan tâm tới phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại.
8 Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hoá ở nước ta giai đoạn hiện nay là thị trường.
9 Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là hệ thống cây trồng và vật nuôi.
10 Gió phơn Tây Nam ảnh hưởng mạnh nhất tới sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
11 Vùng có số lượng trang trại lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long.
12 Vùng nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, sản xuất lớn, sử dụng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ , Đồng bằng sông Hồng.
13 Nhân tố được coi là cơ sở để khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới như nước ta là “ tiến bộ khoa học - công nghệ ”.
14 Nhân tố tạo nền cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp nước ta là điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
15 Để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới chúng ta cần tập trung vào giải quyết các vấn đề về nâng cao chất lượng sản phẩm.
16 Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ đông.
17 Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ Người dân quan tâm đến lợi nhuận.
18 Trung du và miền núi nước ta là vùng thích hợp nhất để trồng cây Các loại cây công nghiệp lâu năm.
19 Để sản xuất được nhiều nông sản phương thức canh tác được áp dụng phố biến ở nước ta hiện nay là hàng hoá, thâm canh, chuyên môn hoá.
20 Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới.
21 Biểu hiện của việc nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới? Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái, Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn, Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
22 Sự bấp bênh vốn có của nông nghiệp nước ta chủ yếu là do Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

23 Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng.
24 Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
25 Trong các loại cây trồng dưới đây, cây nào là cây trồng chủ yếu ở trung du miền núi? Cây công nghiệp lâu năm.
26 Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, hãy cho biết lợn được nuôi nhiều ở những vùng nào sau đây? đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
27 Tỉnh có năng suất lúa cao nhất cao nhất đồng bằng sông Hồng hiện nay là Thái Bình.
28 Cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây : Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
29 Vùng chuyên canh cây chè lớn nhất nước ta hiện nay là Trung du miền núi Bắc Bộ.
30 Vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta: Tây Nguyên.
31 Các vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta là “đồng bằng sông cửu long”.
32 Cây dừa chủ yếu được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông cửu long.
33 Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước ta hiện nay là đông nam bộ.
34 Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do đẩy mạnh thâm canh.
35 Điều quan trọng nhất để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là cơ sở thức ăn cần phải được đảm bảo tốt.
36 Các xu hướng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi nước ta là chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt.
37 Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
38 Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là đồng bằng sông cửu long.
39 Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn như hà nội và tp HCM.
40 Khó khăn lớn nhất về tự nhiên khi phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là thiếu nước trầm trọng vào mùa khô.
41 Chăn nuôi lợn của nước ta tập trung ở những vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.
42 Đàn gia cầm ở nước ta có số lượng lớn nhất là do nhu cầu thị trường.
43 Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ( do ưa khí hậu lạnh).
44 Dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
45 Cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
46 Các loại rau vụ đông su hào, bắp cải, súp lơ... là thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng.
47 Ở Tây Nguyên, chè được trồng nhiều nhất ở: Lâm Đồng.
48 Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
49 Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển nhất nước ta do có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng.
50 Tỉnh sản xuất chè lớn nhất cả nước Lâm Đồng.
51 Tỉnh trồng cà phê lớn nhất là Đăk Lăk.
52 Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta Đồng bằng sông Hồng.
53 Đây là vùng có diện tích và sản lượng lúa cao nhất nước ta Đồng bằng sông Cửu Long.
54 Vùng trồng đay truyền thống là Bắc Trung Bộ.

3. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

55 Số lượng ngư trường được xác định là trọng điểm ở nước ta là 4.
56 Các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên... thuộc nhóm rừng đặc dụng.
57 Nghề nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng rất phát triển ở tỉnh An Giang.
58 Rừng tự nhiên của nước ta được phân loại thành 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
59 Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản ở nước: Đồng bằng sông Cửu Long.
60 Yếu tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta? Bão và gió mùa Đông Bắc.
61 Tại sao năng suất lao động trong ngành thuỷ sản còn thấp? Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới.
62 4 tỉnh dẫn đầu cả nước về SL khai thác thuỷ sản: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
63 Tỉnh dẫn đầu cả nước về thuỷ sản khai thác là Kiên Giang
64 Tỉnh dẫn đầu cả nước về thuỷ sản nuôi trồng là An Giang.
65 Sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng khá nhanh trong thời gian gần đây chủ yếu là do phương tiện đánh bắt được cải thiện.
66 Các hoạt động lâm nghiệp của nước ta bao gồm Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
67 Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng.
68 Nước ta có mấy vùng nông nghiệp: 7 vùng.
69 Vùng nông nghiệp nào dưới đây có hướng chuyên môn hoá là cây thực phẩm, các loại rau cao cấp, cây ăn quả? Đồng bằng sông Hồng.
70 Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long.
71 Vùng có số lượng trang trại ít nhất nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ.
72 Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long.
73 Cây ăn quả, được liệu là chuyên môn hóa của vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ.
74 Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là đất đai và khí hậu.
75 Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu long là khí hậu.
76 Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ( chè, trầu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ.