VI. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1 Hệ sinh thái phát triển mạnh ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển nước ta là rừng ngập mặn.
2 Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
3 Diện tích rừng hiện nay có tăng nhưng hiện tại phần lớn rừng ở nước ta là rừng non mới phục hồi và rừng mới trồng.
4 Vùng được gọi là kho vàng xanh của nước ta là Tây Nguyên.
5 Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của cả vùng đồng bằng và miền núi là rừng đầu nguồn.
6 Vùng tập trung nhiều diện tích rừng đầu nguồn và cũng là vùng có tài nguyên rừng bị suy giảm nhiều nhất nước ta là Tây Bắc.
7 Để đảm bảo vai trò của rừng trong việc giữ cân bằng môi trường, hiện nay ở nước ta, thì độ che phủ rừng phải đạt 45-50%.
8 Để đảm bảo vai trò của rừng trong việc giữ vai trò cân bằng môi trường, hiện nay ở vùng núi có độ dốc nước ta, thì độ che phủ rừng phải đạt 70-80%.
9 Ba loại rừng nào được sự quản lý của nhà nước về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển, sử dụng là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
10 Loại rừng cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi trọc là rừng phòng hộ.
11 Loại rừng cần phải bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài là rừng đặc dụng.
12 Loại rừng cần phải đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng là rừng sản xuất.
13 Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng là bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
14 Loại đất cần cải tạo chiếm diện tích lớn nhất là đất phèn.
15 Quá trình mặn hóa đất đai vùng ven biển là vấn đề cần chú ý đặc biệt trong việc quản lý, sử dụng đất đai nông nghiệp của vùng ĐBSCL.
16 Đất bị ô nhiễm là vấn đề cần chú ý đặc biệt trong việc quản lý, sử dụng đất đai nông nghiệp của vùng ĐBSH.
17 Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc của vùng núi là áp dụng tổng hợp các biện pháp thủy lợi, canh tác nông-lâm-ngư kết hợp.
18 Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
19 Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người năm 2005 là 0,1 ha/người.
20 Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý.
21 Thảm thực vật rừng việt nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp.
22 Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là giao đất giao rừng cho nông dân.
23 Để bảo vệ các loài động vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng nước ta đã ban hành sách đỏ Việt Nam.
24 Mục tiêu ban hành sách đỏ Việt Nam là bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
25 Làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen, chủ yếu do sự khai thác bừa bãi và phá rừng.
26 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
27 Các loại cây phổ biến ở rừng ngập mặn nước ta là đước, mắm, sú, vẹt…
28 Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp là chống suy thoái và ô nhiễm đất.
29 Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật việt nam là vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
30 Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước ta hiện nay là thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường.