IV. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

1 Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
2 Hàng năm lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn.
3 Mọi nơi ở nước ta trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
4 Nguyên nhân nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao là nằm trong vùng nội chí tuyến.
5 Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là trên 20⁰C.
6 Độ ẩm không khí của nước ta dao động từ 80- 100%.
7 Lượng mưa trung bình năm của nước ta từ 1500-2000mm.
8 Nước ta có lượng mưa lớn và độ ẩm cao là do nằm giáp biển và chịu tác động của gió mùa.
9 Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là do vị trí địa lý quy định.
10 Nguyên nhân gây mưa lớn kéo dài ở các vùng đón gió của Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Bán Cầu Nam.
11 Gió Mậu Dịch(Tín Phong) ở nước ta có đặc điểm hoạt động quanh năm, nhưng mạnh lên vào các thời kỳ chuyển tiếp xuân thu.
12 Từ vĩ tuyến 16⁰B xuống phía Nam, gió mùa mùa Đông về bản chất là gió Tín Phong Bán Cầu Bắc.
13 Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ấm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16⁰B.
14 Mưa phùn diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
15 Đặc điểm đúng với chế độ mưa của vùng ven biển Trung Bộ là mưa nhiều vào thời kỳ Thu Đông.
16 Thời tiết lạnh khô xuất hiện vào thời kì của mùa đông miền Bắc nước ta vào khoảng thời gian đầu mùa Đông.
17 Khu vực Đà Nẵng trở vào Nam về mùa Đông có thời tiết đặc trưng là nóng và khô.
18 Yếu tố chính làm hình thành trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là địa hình.
19 Hướng gió chính gây mưa cho Đồng Bằng Bắc Bộ vào mùa hè là hướng Đông Nam.
20 Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.
21 Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào nửa cuối mùa Đông là lạnh và ẩm.
22 Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện ở miền bắc nước ta vào khoảng thời gian cuối mùa Đông.
23 Mùa Đông ở khu vực Đông Bắc nước ta thường đến sớm và kết thúc muộn.
24 Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa Đông ở miền Bắc nước ta là do các khối khí lạnh di chuyển qua biển.
25 Dạng thời tiết nắng nóng kèm theo mưa dông xuất hiện vào mùa Đông ở miền Bắc là do ảnh hưởng của gió Tín Phong.
26 Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất của khu vực Bắc Trung Bộ.
27 Ở nước ta thời tiết mùa Đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ tiếp giáp biển Đông.
28 Hướng thổi chiếm ưu thế của Tín Phong Bán Cầu Bắc từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào Nam từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là hướng Đông Bắc.
29 Hiện tượng thời tiết đặc sắc nhất vào thời kì mùa Đông ở Bắc Bộ là mưa phùn.
30 Nửa sau mùa Đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì gió thổi qua biển.
31 Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kỳ mùa Đông có đặc điểm nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo.
32 Biên độ nhiệt trung bình năm thay đổi giảm dần từ Bắc vào Nam.
33 Nhiệt độ trung bình năm thay đổi từ Bắc vào Nam là tăng dần.
34 Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô mùa rõ rệt là ở Miền Nam.
35 Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm ở cuối mùa đông cho miền bắc là gió mùa Đông Bắc.
36 So với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất do Huế có lượng mưa lớn nhưng bố hơi ít.
37 Gió mùa Tây Nam ở nước ta hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10.
38 Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là Đông Bắc và Đồng Bằng Sông Hồng.
39 Ở Đồng Bằng Bắc Bộ gió Phơn xuất hiện khi khối khí nhiệt đới Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua hệ thống núi Tây Bắc.
40 Ở Bắc Trung Bộ, gió Phơn xuất hiện khi khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
41 Vĩ tuyến được coi là ranh giới giữa hai miền khí hậu là 16⁰B.
42 Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa Đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là sương mù, sương muối và mưa phùn.
43 Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa sâu sắc.
44 Hướng thổi chính của gió mùa mùa Hạ là Tây Nam.
45 Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.
46 Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
47 Hiện tượng thời tiết xảy ra khí gió Lào hoạt động mạnh là khô nóng.
48 Gió mùa mùa Hạ chính thức của nước ta gây mưa cho cả nước.
49 Hiện nay hiện tượng nào đóng vai trò chính đe dọa tài nguyên đất nước ta: hoang mạc hóa.
50 Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là xâm thực-bồi tụ.
51 Chỉ tính riêng trên lãnh thổ nước ta, sông có chiều dài dài nhất là sông Hồng.
52 Hồ nước có giá trị về thủy lợi lớn nhất nước ta là hồ Dầu Tiếng.
53 Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ.
54 Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là quá trình bồi tụ.
55 Nền nhiệt ẩm cao tác động đến sản xuất nông nghiệp ở điểm là đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
56 Khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là Tây Nguyên và Nam Bộ.
57 Nguyên nhân khiến đất feralit có màu đỏ vàng là sự tích tụ đồng thời của oxit sắt và oxit nhôm.
58 Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan.
59 Đất feralit hình thành trên đá bazan và đá vôi ở nước ta có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ.
60 Quá trình feralit hóa diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit.
61 Feralit là loại đất chính ở việt nam vì có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
62 Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do sự phân hóa theo mùa của khí hậu cùng với ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
63 Loại đất chủ yếu của đồng bằng ven biển là đất phèn, đất mặn.
64 Từ vĩ độ 16⁰B trở vào nam do tính chất khá ổn định về thời tiết và khí hậu nên cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và xích đạo phát triển.
65 Diện tích đất chưa sử dụng ở nước ta hiện nay khoảng 9,3 triệu ha.
66 Ở nước ta loại đất chiếm ưu thế là đất feralit.
67 Hệ thống đê ngăn lũ lớn nhất nước ta thuộc hệ thống sông Hồng.
68 Số lượng quốc gia có sông mê kông chảy qua là 6 quốc gia.
69 Lũ tiểu mãn ở miền thủy văn đông trường sơn thường xảy ra vào tháng 5,6.
70 Hệ thống cây trồng của nước ta phong phú đa dạng là do ảnh hưởng quyết định của nhân tố khí hậu.
71 Dòng sông đã từng là ranh giới giữa hai miền nam bắc của nước ta trong thời kỳ chống Mỹ là sông Bến Hải.
72 Hệ thống sông có độ dài sông chính lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là sông Hồng.
73 Nhiễu động về thời tiết ở nước ta thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa.
74 Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc là hình dáng và lãnh thổ địa hình.
75 Hệ thống sông hồng gồm có 3 sông chính là sông Hồng, sông Đà, sông Lô.
76 Công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La được xây dựng trên sông Đà.
77 Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
78 Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
79 Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất trong hệ đất đồng bằng là nhóm đất phèn.
80 Thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ mưa mùa.
81 Kiểu thời tiết đặc trưng của gió tây khô nóng là thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt.
82 Hệ thống sông có tổng lượng cát bùn vận chuyển ra biển lớn nhất nước ta là hệ thống sông Hồng.
83 Tổng lượng phù sa hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển được là khoảng 200 triệu tấn/năm.
84 Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là địa hình.
85 Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là xâm thực - bồi tụ.
86 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp
87 Hệ thống sông có mạng lưới dạng nan quạt ở nước ta là hệ thống sông Hồng.
88 Về hình dáng, sông ngòi ở Bắc Bộ có dạng nan quạt.
89 Tác động của địa hình xâm thực bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta là bào mòn, rửa trôi đất, làm trơ sỏi đá.
90 Hệ thống có diện tích lưu vực lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là sông Hồng.
91 Hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn thứ 2 ở nước ta là sông Mê Kông.
92 Đất feralit ở nước ta thường có đặc điểm nổi bật là thường có màu đỏ vàng, đất chua, nghèo mùn.
93 Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô xuất hiện chủ yếu ở khu vực cực Nam Trung Bộ.
94 Sự phân hóa khí hậu nước ta ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở chỗ là đa dạng hóa mùa vụ và cơ cấu sản phẩm cây trồng, vật nuôi.
95 Trên lãnh thổ việt nam số lượng các con sông có chiều dài trên 10km là 3260 con sông.
96 Trong các loại đất ven biển, loại đất chiếm diện tích nhiều nhất là đất phèn.
97 Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện tạo nên hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
98 Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
99 Đây là đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là mạng lưới dày đặc, sông nhiều nước giàu phù sa, thủy chế theo mùa.
100 Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa vì mưa nhiều, mưa lớn và tập trung theo mùa khiến quá trình xâm thực diễn ra mạnh.
101 Vùng nào nước ta có khí hậu và thời tiết lệch pha so với tính chất chung của toàn quốc là Duyên Hải Miền Trung.
102 Từ lâu, trồng lúa nước là sự lựa chọn tốt nhất đối với cư dân nông nghiệp nước ta vì phù hợp với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa.
103 Khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông không quá lạnh nằm ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
104 Mạng lưới sông ngòi ở nước ta hoàn toàn không có nguồn thủy năng để khai thác thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
105 Sự phân hóa lượng mưa ở một vùng chủ yếu chịu ảnh hưởng của địa hình và hướng gió.
106 Có chế độ nước thất thường, lũ muộn chủ yếu vào mùa thu đông là đặc điểm của hệ thống sông miền Trung Bộ.
107 Vùng có hệ thống đê điều phát triển nhất nước ta là Đồng Bằng Sông Hồng.