V. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

1

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo vì miền này nằm gần xích đạo và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

2

Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do ảnh hưởng của các khối khí không hoạt động theo mùa.

3

Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là đất feralit.

4

Đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao trung bình ở miền bắc từ 600-700m, miền nam từ 900-1000m.

5

Ở vùng lãnh thổ phía bắc thành phần loài chiếm ưu thế là nhiệt đới.

6

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

7

Ở vùng lãnh thổ phía nam thành phần loài chiếm ưu thế là nhiệt đới và xích đạo.

8

Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.

9

Vùng thềm lục địa nước ta có đặc điểm nổi bật là có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

10

Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa là vùng núi Đông Bắc.

11

Trong đai nhiệt đới gió mùa, sinh vật chiếm ưu thế là các hệ sinh thái nhiệt đới.

12

Đặc điểm khí hậu nào sau đây thuộc đai ôn đới gió mùa trên núi là nhiệt độ trung bình năm dưới 15⁰C, mùa đông xuống dưới 5⁰C.

13

Hệ sinh thái đặc trưng của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là rừng lá kim trên đất feralit có mùn.

14

Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là thiếu nước vào mùa khô, ngập lụt trên diện rộng và mùa mưa.

15

Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa, của dòng chảy sông ngòi, tính không ổn định của thời tiết.

16

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở Hoàng Liên Sơn.

17

Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo bắc-nam là sự phân hóa của khí hậu.

18

Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo đông- tây là do gió mùa và hướng các dãy núi vùng đồi phức tạp.

19

Độ cao đại nhiệt đới gió mùa miền bắc thấp hơn miền nam vì miền bắc có nền nhiệt thấp hơn miền nam.

20

Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi đông bắc và tây bắc có sự khác nhau là do hướng các dãy núi và độ cao địa hình.

21

Đai nhiệt đới gió mùa chiếm chủ yếu trong 3 đai cao vì đồng bằng và đồi núi thấp chiếm 85%.

22

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loại khoáng sản có giá trị kinh tế là than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.

23

Khoáng sản nổi bật của nam trung bộ và nam bộ là dầu khí, bô xít.

24

Vùng khí hậu tây nguyên nằm trong miền khí hậu phía nam.

25

Dọc tả ngạn sông hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng bắc bộ là giới hạn của miền địa lý tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

26

Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ bắc vào nam là nhiệt độ trung bình năm càng tăng.

27

Biên độ nhiệt năm phía bắc cao hơn phía nam vì phía bắc gần chí tuyến, có một mùa đông lạnh.

28

Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển- thềm lục địa, đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo chiều đông- tây.

29

Sự hình thành 3 đai cao chủ yếu là do sự thay đổi theo độ cao của khí hậu.

30

Đai cận nhiệt gió mùa trên núi ở độ cao là miền bắc từ 600-700m đến 2600m, miền nam từ 900-1000m đến 2600m.

31

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng tây bắc nước ta.

32

Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên.

33

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là rừng nhiệt đới gió mùa.

34

Tác động của gió mùa đông bắc mạnh nhất ở Đông Bắc.

35

Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phái bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

36

Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía nam là nhiệt đới ẩm gió mùa nóng quanh năm.

37

Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo bắc- nam ở nước ta là sự tăng lượng bức xạ mặt trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía nam.

38

Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa nam và bắc không phải do sự khác nhau về lượng mưa.

39

Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển- thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo chiều Đông- Tây.

40

Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía bắc là trên 20⁰C.

41

Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía nam là trên 25⁰C.

42

Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ bắc nam là sự phân hóa khí hậu.

43

Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng đông bắc và tây bắc chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

44

Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lý tự nhiên của nước ta là 3 miền.

45

Sự phân hóa khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.

46

Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa chân núi là mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 25⁰C.

47

Hệ sinh thái đặc trưng của miền cực nam trung bộ là xa van cây bụi.

48

Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm là mát mẻ, không có tháng nào trên 25⁰C.

49

Khoáng sản nổi bật ở miền nam trung bộ và nam bộ là dầu khí và boxit.

50

Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng- sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là có đầy đủ hệ thống các đai cao.

51

Trên đai cận nhiệt đới và ôn đới chủ yếu là các nhóm đất feralit có mùn và đất mùn núi cao.

52

Miền Bắc ở độ cao trên 600m, còn miền nam phải 1000m mới có khí hậu cận nhiệt, lý do chính là vì nhiệt độ trung bình năm của miền nam cao hơn miền bắc.