VIII. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

1 Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là Tây Bắc.
2 Nguyên nhân cơ bản làm đồng bằng sông hồng có mật độ dân số cao hơn ĐBSCL là lịch sử định cư sớm hơn.
3 Người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.
4 Các vùng có mật độ dân số cao hơn mật độ trung: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
5 Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là số người dưới tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao.
6 Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng tỷ suất sinh trừ tỉ suất tử (%).
7 Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến vấn đề nào? khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
8 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm phân bố lại dân cư và lao động.
9 Độ tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng là do mức sống được nâng cao, y tế phát triển.
10 Gia tăng dân số được tính bằng tổng tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.
11 Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do dân số đông.
12 Vùng có số cao nhất hiện nay của nước ta là: Đồng bằng sông Hồng.
13 Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là Bắc Mỹ, châu Âu, Ôxtrâylia.
14 Ở nước ta, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm phân bố lại dân cư.
15 Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.
16 Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì lý do sự phân bố dân cư của nước ta không đều và chưa hợp lý.
17 Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
18 Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh.
19 Dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.
20 Dân số đông có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
21 Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
22 Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kỳ những năm 60 của thế kỷ 20.
23 Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
24 Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.
25 Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là vì điều kiện kiện tự nhiên khó khăn hơn.
26 Hiện tượng bùng nổ dân số của nước ta xảy ra vào nửa cuối thế kỉ 20.
27 Dân tộc có số dân đông thứ 2 sau dân tộc Việt (Kinh) là Mường.
28 Số dân tộc hiện sinh sống ở nước ta là 54 dân tộc.
29 Vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc: sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.
30 Mật độ dân số nước ta có xu hướng ngày càng tăng.
31 Bùng nổ dân số là hiện tượng dân số tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
32 Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư nước là trình độ phát triển kinh tế.
33 Hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta là sức ép lên vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
34 Mục đích phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước là sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng.
35 Giải pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi là đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi.
36 Năm 2019, diện tích nước ta là 331.212 km2, dân số là 96209 nghìn người thì mật độ dân số trung bình là: 291 người/km2.
37 Dân số Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á sau các quốc gia Indonesia và Philippin.
38 Dân cư ở vùng đồng bằng nước ta chiếm phần lớn số dân cả nước.
39 Tỷ trọng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
40 Mức gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm chủ yếu do nguyên nhân kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
42 Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng là do có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn.
43 Tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng chủ yếu do mức sống được nâng lên.
44 Dân số nước ta tăng nhanh gây hệ quả Gây sức ép đến kinh tế, xã hội và môi trường.
45 Phân bố dân cư không hợp lý đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của nước ta là khó khăn cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
46 Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do địa hình bằng phẳng, chủ yếu là trồng lúa.
47 Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng chủ yếu là nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
48 Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc vì chủ yếu nền kinh tế còn lạc hậu, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo.
49 Phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động.
50 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nước ta nhằm mục đích chủ yếu: phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
51 Số dân đông, tăng nhanh là trở ngại lớn cho vấn đề kinh tế - xã hội: phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
52 Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.
53 Dân cư nước ta có nhiều thành phần dân tộc gây khó khăn chủ yếu: chênh lệch trình độ phát triển.
54 Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi nước ta nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa lao động.
55 Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp.
56 Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.
58 Do điều kiện sống khó khăn về địa hình hiểm trở, giao thông qua lại không thuận lợi nên Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất.