LÝ THUYẾT
- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
- TỔNG QUAN
- CHỦ ĐỀ 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
- CHỦ ĐỀ 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945- 1991).
- CHỦ ĐỀ 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
- CHỦ ĐỀ 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
- CHỦ ĐỀ 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LA-TINH
- CHỦ ĐỀ 6. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
- CHỦ ĐỀ 7. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
- CHỦ ĐỀ 8. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
- CHỦ ĐỀ 9. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- CHỦ ĐỀ 10. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
- CHỦ ĐỀ 11. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
- CHỦ ĐỀ 12. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
- CHỦ ĐỀ 13. VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2000
CHỦ ĐỀ 9. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
1 | Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp tư sản ở Việt Nam bị phân hóa thành tư sản dân tộc và tư sản mại bản. |
2 | Sự kiện gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô: Tham dự đại hội lần V của Quốc tế cộng sản. |
3 | Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ. |
4 | Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp Địa chủ Việt Nam đã phân hóa thành đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ. |
5 | Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số. |
6 |
Mục tiêu đấu tranh cao nhất của giai cấp nông dân là độc lập, giải phóng dân tộc. |
7 | Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp đã góp phần hình thành giai cấp mới - giai cấp tiểu tư sản. |
8 | Giai cấp tiểu tư sản gồm những thành phần: Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên. |
9 | Trong nửa đầu những năm 20 của thế kỉ XX, tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản là Bản án chế độ thực dân Pháp. |
10 | Trong thời gian ở Liên Xô từ 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự những Đại Hội, Hội nghị quốc tế: Hội nghị quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần V. |
11 | Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi, . . . lập ra tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa. |
12 | Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp trở thành mâu thuẫn cơ bản ở ba nước Đông Dương. |
13 | Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11/1917) có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất. |
14 | Giai cấp có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam: giai cấp công nhân. |
15 | Phong trào đấu tranh tiêu biểu của tiểu tư sản: Đòi Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu. |
16 | Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra. |
17 | Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc: không kiên quyết, dễ thỏa hiệp khi Pháp mạnh. |
18 | Cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( 8 - 1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân Việt Nam vì đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác. |
19 | Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920). |
20 | Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam chính là giai cấp đại địa chủ phong kiến. |
21 | Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, gắn bó với nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với nông dân: Công nhân. |
22 | Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III vì Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa. |
23 | Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh vì ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn. |
24 | Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất. |
25 | Sự kiện thể hiện: “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”: Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925). |
26 | Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy là nội dung được viết trong báo Người cùng khổ của Nguyễn Ái Quốc. |
27 | Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là đòi quyền lợi về kinh tế. |
28 | Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1911 – 1930: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. |
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
1 | Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. |
2 | Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập tự do. |
3 | Đường lối của Cương lĩnh chính trị: “tư sản dân quyền Cách mạng và thổ địa Cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. |
4 | Lực lượng được xác định trong Cương lĩnh: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức và lợi dụng thành phần trung lập. |
5 | Tư tưởng cốt lõi được đề ra trong Cương lĩnh: độc lập và tự do. |
6 | Các tổ chức đã tham dự Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đầu năm 1930: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng. |
7 | Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng được công bố năm 1929 đã xác định tư tưởng cốt lõi của tổ chức là tự do, bình đẳng, bác ái. |
8 | Tổ chức là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929) là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. |
9 | Sự kiện diễn ra tại nhà số 5D phố Hàm Long - Hà Nội (3-1929): Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. |
10 | Khởi nghĩa Yên Bái (02-1930) thất bại đã chứng tỏ Việt Nam Quốc dân Đảng chấm dứt ảnh hưởng với cách mạng Việt Nam. |
11 | Tháng 6 năm 1925 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập. |
12 | Cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: Báo Thanh Niên. |
13 | Tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng: Đường Kách mệnh. |
14 | Thành phần tham gia chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ năm 1925-1927 là học sinh,sinh viên,trí thức Việt Nam yêu nước. |
15 | Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản 3 - 2 - 1930 là Chủ trì Hội nghị, soạn thảo Chính cương, Sách lược vắn tắt. |
16 | Sự kiện đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. |
17 | Khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930) nổ ra trong bối cảnh: Bị động, nhiều đảng viên của đảng bị thực dân Pháp bắt bớ, tù đày. |
18 | Mục tiêu hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (27-12-1927) là Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. |
19 | Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hoá thành Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. |
20 | Chủ trương đấu tranh cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng đưa ra là tiến hành bạo lực cách mạng, binh lính Việt giác ngộ làm chủ lực. |
21 | Mục đích hoạt động cơ bản của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khi ra đời là lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp, tay sai. |
22 | Hoạt động tiêu biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi mới ra đời là mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng. |
23 | Sau khi dự lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở Quảng Châu học viên ưu tú Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tiếp tục được cử đi học ở một số trường tại Trung Quốc, Liên Xô. |
24 | Tổ chức được xem là tiền thân của Đảng cộng sản: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. |
25 | Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng cộng sản sau này. |
26 | Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng là xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. |
27 | Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân. |
28 | Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 đã có hạn chế: Làm mất đoàn kết, ảnh hưởng không tốt đến cách mạng Việt Nam. |
29 | Hạn chế của Luận cương chính trị: đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất, đánh giá không đúng về khả năng cách mạng của các tầng lớp khác. |
30 | Luận cương chính trị khẳng định phương pháp đấu tranh là bạo lực cách mạng. |