LÝ THUYẾT
- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
- TỔNG QUAN
- CHỦ ĐỀ 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
- CHỦ ĐỀ 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945- 1991).
- CHỦ ĐỀ 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
- CHỦ ĐỀ 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
- CHỦ ĐỀ 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LA-TINH
- CHỦ ĐỀ 6. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
- CHỦ ĐỀ 7. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
- CHỦ ĐỀ 8. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
- CHỦ ĐỀ 9. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- CHỦ ĐỀ 10. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
- CHỦ ĐỀ 11. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
- CHỦ ĐỀ 12. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
- CHỦ ĐỀ 13. VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2000
CHỦ ĐỀ 13. VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2000
VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2000
1 | Thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong hơn 20 năm tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1975): Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. |
2 | Những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ để lại hậu quả đối với miền Bắc: Tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài. |
3 | Nền nông nghiệp miền Nam gặp phải những khó khăn sau đại thắng mùa Xuân 1975: Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bị bỏ hoang. |
4 | Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975: Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội. |
5 | Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. |
6 | Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước. |
7 | Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị: Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976). |
8 | Thành tựu ngoại giao quan trọng của nước ta trong năm 1977: Trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. |
9 | Nước ta phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa Xuân 1975 vì mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. |
10 | Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa quan trọng: Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. |
11 | Nguyện vọng chính đáng nhất của nhân dân hai miền Bắc – Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975: Mong muốn có một cơ quan quyền lực chung cho nhân dân cả nước. |
12 | Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam có đặc điểm: Mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. |
13 | Đặc điểm cơ bản của kinh tế miền Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975: nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán. |
14 | Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975: Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mỹ để lại rất nặng nề. |
15 | Thuận lợi cơ bản của đất nước sau đại thắng mùa Xuân 1975: Đất nước đã được độc lập, thống nhất. |
16 | Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976: Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của kháng chiến chống ngoại xâm. |
17 | Kết quả cho thấy bước tiến lớn cuộc cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1976 so với cuộc cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946: Chế độ dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc. |
18 |
Tinh thần được phát huy qua hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976: Đại đoàn kết dân tộc. |
19 | Người được bầu làm chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tôn Đức Thắng. |
20 | Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh: Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. |
21 | Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh: Tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước có nhiều thay đổi, Liên Xô và các nước XHCN lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng. |
22 | Đại hội đã mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước: Đại hội VI của Đảng (1986). |
23 | Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì đại hội: Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX. |
24 | Ba chương trình kinh tế được đưa ra trong kế hoạch nhà nước 5 năm 1986-1990: Lương thực - Thực phẩm - Hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. |
25 | Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới kinh tế là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. |
26 | Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới chính trị là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. |
27 | Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện, nhưng trọng tâm là đổi mới lĩnh vực kinh tế. |
28 | Một trong những hạn chế của công cuộc đổi mới giai đoạn (1986-1990) trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển: Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, hiệu quả kinh tế thấp. |
29 | Đại hội của Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đại hội VII (1991). |
30 | Thành công lớn của ngoại giao Việt Nam trong năm 1995: Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. |
31 | Thành tựu kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1986-1990: Hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. |
32 | Đại hội của Đảng ta đã nhận định nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội: Đại hội VIII (1996). |
33 | Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000), cơ cấu các ngành kinh tế nước ta có sự chuyển biến: Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. |
34 |
Thành tựu quan trọng của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm (1991-1995) trong lĩnh vực đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của quốc tế. |
35 | Đại hội của Đảng ta chủ trương “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại”: Đại hội IX (2001). |
36 | Một trong những ý nghĩa to lớn của những thành tựu về kinh tế-xã hội của nước ta trong 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới: Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân. |
37 | Một trong những khó khăn và yếu kém về kinh tế – xã hội của nước ta sau 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới: Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương ứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể chưa mạnh. |
38 | Đại hội của Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân: Đại hội VIII (1996). |
39 | Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bước đầu hình thành sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990). |
40 | Công cuộc đổi mới còn có những hạn chế nào sau đây về kinh tế - xã hội: Kinh tế còn mất cân đối, lao động thiếu việc làm tăng. |
41 | Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước: Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa. |
42 | Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải làm cho mục tiêu đã đề ra thực hiện có hiệu quả và phù hợp với thực tiễn đất nước. |
43 | Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới: Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. |
44 | Nguyên nhân quyết định làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo. |
45 | Tác động lớn nhất của tình hình thế giới đến công cuộc đổi mới của Đảng ta: Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của hệ thống XHCN. |