LÝ THUYẾT
- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
- TỔNG QUAN
- CHỦ ĐỀ 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
- CHỦ ĐỀ 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945- 1991).
- CHỦ ĐỀ 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
- CHỦ ĐỀ 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
- CHỦ ĐỀ 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LA-TINH
- CHỦ ĐỀ 6. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
- CHỦ ĐỀ 7. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
- CHỦ ĐỀ 8. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
- CHỦ ĐỀ 9. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- CHỦ ĐỀ 10. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
- CHỦ ĐỀ 11. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
- CHỦ ĐỀ 12. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
- CHỦ ĐỀ 13. VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2000
CHỦ ĐỀ 6. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
1 | Lĩnh vực mà Mỹ đầu tư nhiều nhất để đưa đất nước phát triển là giáo dục và nghiên cứu khoa học. |
2 | Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ: vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. |
3 | Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2. |
4 | Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ dự trữ 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. |
5 | Nguyên nhân quyết định nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới. |
6 | Năm 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô vì Mĩ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc. |
7 | “Chiêu bài” Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong « Chiến lược cam kết và mở rộng » là thúc đẩy dân chủ. |
8 | Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái. |
9 | Thành tựu quan trọng nhất của cách mạng khoa học kỉ thuật trong nông nghiệp ở Mĩ thực hiện cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp”. |
10 | Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ dựa vào tiềm lực kinh tế-tài chính và lực lượng quân sự to lớn, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia-dân tộc trên hành tinh. |
11 | Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, mục tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam: Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. |
12 | Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Ních xơn) là xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. |
13 | Yếu tố thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI: Chủ nghĩa khủng bố. |
14 | Nguyên nhân từ những năm 0 trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn vì địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm. |
15 | Từ sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải chấp nhận kí với Việt Nam Hiệp định Pari và rút quân về nước. |
16 | Giai đoạn từ 1991 đến năm 2000 khoa học - kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển thể hiện qua: Mỹ chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế, Mĩ dẫn đầu về số lượt người nhận giải Nobel. |
17 | Chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000: Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. |
18 | Sự kiện chứng minh cuộc chiến đấu chống đế Mĩ xâm lược được nhân dân Mĩ đồng tình ủng hộ: Phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mĩ diễn ra sôi nổi làm cho nước Mĩ chia rẽ. |
19 | Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là kế hoạch phục hưng châu Âu. |
20 | Tính đến năm 2007, liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 nước thành viên. |
21 | Định ước Henxinki được kí kết giữa các nước châu Âu và nước Mĩ và Canada. |
22 | Đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU vào 1 - 1 - 2002. |
23 | Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại vào trong sản xuất. |
24 | Trong giai đoạn 1950-1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố “phi thực dân hóa”. |
25 | Liên minh châu Âu (EU) ra đời không chỉ nhằm hợp các liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung. |
26 | Sự kiện chứng tỏ tâm điểm đối đầu giữa 2 cực Xô-Mĩ ở châu Âu: Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ Đức với hai chế độ chính trị khác nhau. |
27 | Việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu ((EURO) ở nhiều nước EU có tác dụng quan trọng: Thống nhất tiền tệ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. |
28 | Điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của liên minh châu Âu sau chiến tranh lạnh: Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. |
29 | Mục tiêu của tổ chức Liên minh Châu Âu (EU) khác với tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): Liên kết về kinh tế – chính trị. |
30 | Sự kiện Anh muốn rời Liên minh châu Âu (2016): Làm đảo lộn nền kinh tế tài chính của khu vực. |
31 | Tổ chức Liên minh Châu Âu ra đời cùng với Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. |
32 | “Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh” vì Chiếm khoảng ¼ GDP của toàn thế giới. |
33 | Ngày -9-1951, Nhật Bản ký kết với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. |
34 | Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN vào năm 1977. |
35 | Ngoài liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu,.. và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. |
36 | Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ 1960-1969 là 10.8 %. |
37 | Từ những năm 0 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về tài chính. |
38 | Những khó khăn khách quan của nền kinh tế Nhật bản từ những năm 1952-1973 là sự cạnh tranh của các nước Tây Âu, các nước công nghiệp mới,Trung Quốc. |
39 | Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX: Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản. |
40 | Sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 trở đi: Sự phát triển thần kì. |
41 | Nguyên nhân chung và quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng và trở thành 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới: Áp dụng thành tựu KHKT nâng cao năng suất , hạ giá thành sản phẩm. |
42 | Điểm khác biệt của Nhật Bản so với Mĩ trong phát triển khoa học-kĩ thuật: Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. |
43 | Mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản muốn vươn đến từ năm 1991 đến năm 2000 Vị trí trên trường quốc tế về kinh tế và chính trị. |
44 | Nét đặc biệt trong nền văn hóa của Nhật Bản mà đến ngày nay vẫn còn lưu giữ: Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. |
45 | Nguyên nhân nào cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam: Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật. |
46 | Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B.Clintơn có điểm giống so với chiến lược toàn cầu là muốn vươn lên lãnh đạo thế giới, tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu. |
47 | Theo Hiến pháp mới (năm 1947) Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục, nội dung cải cách nào phù hợp với hiến chương Liên Hợp Quốc: Truyền bá tư tưởng hòa bình. |
48 | Từ đầu những năm 70, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. |
49 | Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật. |
50 | Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. |