- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
- TỔNG QUAN
- CHỦ ĐỀ 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
- CHỦ ĐỀ 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945- 1991).
- CHỦ ĐỀ 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
- CHỦ ĐỀ 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
- CHỦ ĐỀ 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LA-TINH
- CHỦ ĐỀ 6. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
- CHỦ ĐỀ 7. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
- CHỦ ĐỀ 8. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
- CHỦ ĐỀ 9. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- CHỦ ĐỀ 10. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
- CHỦ ĐỀ 11. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
- CHỦ ĐỀ 12. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
- CHỦ ĐỀ 13. VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2000
CHỦ ĐỀ 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1 | Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của Liên Xô, Mỹ, Anh. |
2 | Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian Từ ngày 4 đến 11-2-1945. |
3 |
Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra từ ngày 4 đến 11-2-1945 được tổ chức tại Ianta (Liên Xô). |
4 | Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước Mĩ sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên. |
5 | Sự kiện gắn liền với ngày 24-10-1945: Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. |
6 | Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức Liên hợp quốc (UN). |
7 |
Thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc gồm 50 quốc gia. |
8 | Cơ quan của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một lần: Đại hội đồng. |
9 | Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ). |
10 | Tổ chức tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc: Hội Quốc liên. |
11 | Hiện nay, tổ chức Liên hợp quốc có 193 nước thành viên. |
12 | Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có 15 nước thành viên. |
13 |
Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Mỹ sẽ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. |
14 |
“Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (UN). |
15 | Cơ quan không thuộc tổ chức Liên hợp quốc: Hội đồng bộ trưởng. |
16 | Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. |
17 | Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. |
18 | Theo nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam, quân đội của Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít ở nước Đức. |
19 | Quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945): Các nước Đồng minh thỏa thuận khu vực đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng. |
20 |
Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa: Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. |
21 | Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào tháng 9-1949 là vì: âm mưu của Anh, Pháp, Mĩ nhằm chia cắt lâu dài nước Đức. |
22 | Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là: phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. |
23 | Quyết định của Hội nghị Ianta (2–1945): Thành lập tổ chức Liên hợp quốc; Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít. |
24 | Sự kiện góp phần hình thành khuôn khổ trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Hội nghị Ianta (2 – 1945). |
25 |
Một trong những mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới. |
26 | Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. |
27 | Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của tổ chức Liên hợp quốc: Hội đồng Bảo an. |
28 | Hiến chương được xem là văn kiện quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc vì: nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. |
29 | Thành lập tổ chức Liên hợp quốc không phải là yêu cầu cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. |
30 | Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. |
31 | Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của ba cường quốc. |
32 |
Quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương: Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. |
33 | Quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7– 945) đã tạo ra những khó khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương. |
34 | Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (Đức), lực lượng sẽ vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương là: Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc. |
35 | Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) đã tác động quan trọng đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Góp phần hình thành nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới. |
36 |
Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do: các nước muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình. |
37 | Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là: phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước. |
38 | Sự kiện nào sau đây mở ra một chương mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977). |
39 | Việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945) thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô. |
40 | Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945) việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít,Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Pháp. |