- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
- PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- TỔNG HỢP CÁC CÂU ÔN TRẮC NGHIỆM DỰA TRÊN TỪ KHÓA
- TỔNG QUAN
- CHỦ ĐỀ 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
- CHỦ ĐỀ 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945- 1991).
- CHỦ ĐỀ 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
- CHỦ ĐỀ 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
- CHỦ ĐỀ 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LA-TINH
- CHỦ ĐỀ 6. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN
- CHỦ ĐỀ 7. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
- CHỦ ĐỀ 8. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
- CHỦ ĐỀ 9. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- CHỦ ĐỀ 10. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
- CHỦ ĐỀ 11. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
- CHỦ ĐỀ 12. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
- CHỦ ĐỀ 13. VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 2000
CHỦ ĐỀ 10. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935
1 | Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 đã tác động đến ngành nông nghiệp của Việt Nam. |
2 | Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 gây ra cho xã hội Việt Nam là tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân. |
3 | Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. |
4 | Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công nông. |
5 | Luận cương chính trị tháng 10- 1930 nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. |
6 | Sự kiện lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia cuối thập niên 20 của thế kỉ XX: Phong trào công nhân và phong trào yêu nước. |
7 | Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã đem đến hậu quả chủ yếu cho giai cấp nông dân Việt Nam là bị bần cùng hóa. |
8 | Mâu thuẫn sâu sắc nhất trong xã hội Việt Nam thời kì 1930-1931: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phản động. |
9 | Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh. |
10 | Hai khẩu hiệu chính trị mà Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù chính trị”. |
11 | Một trong những hạn chế của “Luận cương chính trị” (10-1930) so với “Cương lĩnh chính trị” (2-1930) là nặng về đấu tranh giai cấp, coi công – nông mới là động lực cách mạng. |
12 | Ý nghĩa chủ yếu của phong trào cách mạng năm 1930-1931: Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng. |
13 | Điều chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 – 1931 dần đạt tới đỉnh cao: Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết. |
14 | Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ-Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước năm 1930 là: Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ. |
15 |
Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1930, Đảng lãnh đạo đấu tranh kịch liệt chống Pháp. |
16 | Tháng 9 là thời kì đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 - 1931. |
17 | Đại hội Đảng lần thứ I do Lê Hồng Phong làm tổng bí thư. |
18 | Tháng 3 năm 1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng diễn ra ở Ma Cao - Trung Quốc. |
19 |
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất đề ra 3 nhiệm vụ: Củng cố và phát triển Đảng. Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng. Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và Cách mạng Trung Quốc. |
20 | Hạn chế của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất: chưa đề ra chủ trương chiến lược phù hợp (đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu). |
PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939
1 | Phương pháp đấu tranh của cách mạng thời kì 1936 – 1939 là sự kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. |
2 | Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 được Đảng xác định là tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. |
3 | Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. |
4 | Phong trào đấu tranh tiêu biểu biểu nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là Phong trào Đông Dương Đại hội. |
5 | Bối cảnh giai đoạn 1936 - 1939: chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. |
6 | Phong trào dân chủ 1936 – 1939 thu hút được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân: Đảng đã có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp. |
7 | Phong trào dân chủ 1936 – 1936 có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh: Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước. |
8 | Mục đích chính của Đảng khi tổ chức phong trào đón phái viên G. Gôđa vào đầu năm 1937: Biểu dương sức mạnh quần chúng. |
9 | Những hình thức đấu tranh mới được Đảng vận dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939: Đấu tranh nghị trường, đấu tranh báo chí. |
10 | So với phong trào 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 – 1939 là kết hợp đấu tranh công khai và bí mật. |
11 | Phong trào dân chủ 1936 – 1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930 – 1931 về mục tiêu đấu tranh: Đòi cải thiện đời sống, tự do dân chủ, hòa bình. |
12 | Phong trào Đông Dương Đại hội (1936) có vai trò thức tỉnh quần chúng, Đảng rút ra nhiều kinh nghiệm lãnh đạo trong phong trào dân chủ 1936 – 1939. |
13 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương là mốc quan trọng: Đảng khôi phục được hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. |
14 | Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trị về mặt lực lượng cách mạng. |
15 | Nhiệm vụ chiến lược được đề ra trong Hội nghị BCH Trung ương ĐCS Đông Dương: chống đế quốc và chống phong kiến. |
16 | Nhiệm vụ trước mắt, trực tiếp được đề ra trong Hội nghị BCH Trung ương ĐCS Đông Dương: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. |
17 |
Phương pháp đấu tranh được đề ra trong Hội nghị BCH Trung ương ĐCS Đông Dương: từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật. |
18 | Hội nghị BCH Trung ương 3 - 1939 quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. |
19 | Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay: Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. |
20 | Có thể nói, phong trào 1936 - 1939 như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. |
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 - 1945)
1 | Hội nghị BCH Trung ương ĐCS Đông Dương tháng 11 - 1939 đề ra nhiệm vụ trước mắt chính là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. |
2 | Hội nghị Trung ương Đảng 11-1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. |
3 | Chủ trương được đề ra ở Hội nghị BCH Trung ương tháng 11 - 1939 là tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao lãi nặng. |
4 | Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù của cách mạng trong giai đoạn 1939 – 1945 là phát xít Nhật, tay sai. |
5 | Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). |
6 | Hội nghị BCH Trung ương tháng 11 - 1939 thay khẩu hiệu “Lập chính quyền Xô Viết công nông binh” thành “Lập chính phủ dân chủ cộng hòa”. |
7 | Hội nghị BCH Trung ương tháng 11 - 1939 là bước đầu khắc phục những hạn chế về xác định nhiệm vụ cách mạng trong luận cương chính trị. |
8 | Ngày 22 -12 1944, Đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. |
9 | Ngày 28 - 1- 1942, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. |
10 | Ngày 19 - 5 - 1941, Bác chủ trì hội nghị tại Pác Bó - Cao Bằng. |
11 | Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân. |
12 | Hình thức đấu tranh được đề ra ở Hội nghị lần 8 BCH Trung ương Đảng là khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. |
13 | Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huy ở Việt Nam. |
14 | Khu giải phóng Việt Bắc ra đời trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng năm 1945). |
15 | Trong lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. |
16 | Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. |
17 | Sự kiện mở kỷ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
18 | Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. |
19 | Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” là nội dung của Tuyên ngôn Độc lập. |
20 | Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong văn kiện Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945). |
21 | Khi quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp có thái độ và hành động: Nhanh chóng đầu hàng, cấu kết với Nhật cùng thống trị và bóc lột nhân dân. |
22 | Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì đã lật đổ nền thống trị của phát xít Nhật ở Việt Nam. |
23 | Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (13-8-1945) đã thông qua quyết định: Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và hạ lệnh tổng khởi nghĩa. |
24 | Ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp. |
25 | Ngày 12 - 3 - 1945, chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta được ban hành. |
26 | Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi từ nguyên nhân khách quan Hồng quân Liên Xô và Đồng minh đánh thắng phát xít Đức, Nhật. |
27 | Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. |
28 |
Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là do nguyên nhân cơ bản của mâu thuẫn Pháp-Nhật càng lúc càng gay gắt. |
29 | Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
30 | Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị 11-1939 và Hội nghị 5-1941: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách. |
31 | Điều kiện khách quan tạo thời cơ cho nhân dân ta đứng lên giành lại độc lập trong tháng năm 1945: Sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật. |
32 | Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Cách mạng Đông Dương thời kỳ 1939 – 1945 là Giải phóng dân tộc. |
33 | Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói cuối 1944 đầu 1945 ở Việt Nam là Phát xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa, hoa màu để trồng đay, thầu dầu. |
34 | Trong chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Trung ương Đảng xác định kẻ thù của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. |
35 | Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. |
36 | Mặt trận Việt Minh có vai trò tập hợp các lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù tiến tới đánh bại chúng trong cao trào kháng Nhật cứu nước. |
37 | Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. |
38 | Sau khi vào Đông Dương (9-1940), phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét và đàn áp cách mạng. |
39 | Bài học kinh nghiệm quan trọng từ sự chỉ đạo của Đảng góp phần thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945: Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền. |