CHỦ ĐỀ 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

1

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của các đế quốc Âu-Mĩ.

2 Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.
3 Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập: công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
4 Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970: Hòa bình, trung lập.
5 Hội nghị thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức tại Thái Lan.
6 Các quốc gia Đông Nam Á tham gia thành lập tổ chức ASEAN là Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
7 Việt Nam gia nhập ASEAN: Ngày 28 - 7 - 1995.
8 Việt Nam là thành viên thứ 7 của ASEAN.
9 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ bùng nổ mạnh mẽ.
10 “Phương án Maobatton” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
11 Theo “Phương án Maobatton”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành Ấn Độ và Pakistan.
12 Quốc gia thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới: Ấn Độ.
13 Kết quả bao trùm mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đạt được sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại: bộ mặt kinh tế – xã hội có sự biến đổi to lớn.
14 Sự kiện đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào kết thúc thắng lợi: Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí (7-1954).
15 Những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại vì chiến lược kinh tế hướng nội không còn phù hợp nữa, bộc lộ nhiều hạn chế.
16 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào có được thuận lợi vì được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam.
17 Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc và hoạt động có hiệu quả của tổ chức ASEAN vấn đề Campuchia được giải quyết.
18 Tháng 11/2007, các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản “Hiến chương ASEAN” nhằm xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh.
19 Biểu hiện chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện sự thiết lập quan hệ ngoại giao và các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo.
20 Mục đích chính của thực dân Anh khi thực hiện phương án Maobatton là chỉ trao quyền tự trị cho Ấn Độ.
21

Sau khi thực dân Anh thực hiện phương án Maobatton, nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp tục đấu tranh vì muốn thực dân Anh trao trả độc lập hoàn toàn.

22 Sự kiện ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XX có tác động lớn đến phong trào cách mạng thế giới nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập.
23 Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đều giành được độc lập.
24 Điều kiện khách quan thuận lợi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập các nước Đông Nam Á vào giữa tháng 8-1945: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
25 Nội dung cơ bản nhất của chiến lược kinh tế hướng ngoại mà nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện là “mở cửa” nền kinh tế.
26 Theo hiến chương thành lập tổ chức ASEAN thì mục tiêu của tổ chức là phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên.
27 Hiện nay tổ chức ASEAN có tất cả 10 nước thành viên.
28 Quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á chưa là thành viên của tổ chức ASEAN là Đông Ti-mo.
29 Hiện nay trong tổ chức ASEAN thì nhóm những nền kinh tế được xem là kém phát triển hơn so với các nền kinh tế còn lại trong tổ chức: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.
30 Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, trong nông nghiệp Ấn Độ đã đạt được thành tựu nổi bật: Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.
31 Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ bãi công, bất bạo động.
32 Điểm chung của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á trong nửa sau thế kỉ XX giành được độc lập.
33 Điểm khác biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á là hình thức đấu tranh.
34 Sau khi giành độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN cùng thực hiện chiến lược kinh tế giống nhau nhưng chỉ có Singapo trở thành “con rồng” kinh tế châu Á bởi vì ở Singapore nhà nước có chính sách phù hợp.
35 Khi tham gia vào tổ chức ASEAN Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ mất bản sắc dân tộc, do sự hoà tan về văn hoá.
36 Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.
37 Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc.