CHỦ ĐỀ 8. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

1 Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học hiện đại ngày nay: đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.
2 Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ là Mỹ.
3 Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật bắt nguồn từ những năm 40 của thế kỉ XX.
4 Đặc điểm lớn lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
5 Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên vào giai đoạn thứ hai (từ năm 1973 đến nay) được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.
6 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã giải quyết được những vấn đề tìm ra các nguồn năng lượng mới khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
7 Từ 1973 đến nay cuộc cách mạng Cách mạng công nghệ được nâng lên vị trí hàng đầu.
8 Từ những năm 40 của TK XX, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra vì nhu cầu ngày càng cao về cuộc sống và sản xuất của con người.
9 Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.
10 Bản chất của toàn cầu hóa là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
11 Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
12 Xu thế toàn cầu hóa tạo ra hiện tượng bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo.
13 Biểu hiện phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay: Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.
14 Tổ chức liên kết kinh tế thương mại lớn nhất thế giới: WTO.
15 Đặc trưng cơ bản của cách mạng kĩ thuật hiện đại là cải tiến, hoàn thiện những công cụ sản xuất.
16 Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nữa sau thế kỉ XX với cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XVIII là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
17

Hạn chế chủ yếu nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại: Chế tạo vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt lớn.

18 Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp.
19 Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
20 Toàn cầu hóa ra đời là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
21 Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn nhằm mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
22 Ý nghĩa then chốt, quan trọng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
23 Những thành tựu to lớn trong lĩnh vực công nghệ: công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, công nghệ sinh học, những tiến bộ thần kì trong thông tin liên lạc và giao thông vận tải.
24 Nền văn minh nhân loại đã sang chương mới - “văn minh thông tin”.
25

Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa hiện nay:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

26 Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố sâu ngăn cách giàu nghèo.
27 Chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
28 Vấn đề có ý sống còn đối với Đảng và nhân dân ta: Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới.
29 Mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn: Do tác động của xu thế toàn cầu hóa.
30 Xu thế toàn cầu hóa thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt là: Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.