CHỦ ĐỀ 7. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1 Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là cục diện “Chiến tranh lạnh”.
2 Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” bởi thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
3 Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng mà chiến tranh lạnh để lại: Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
4 Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện vào từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX.
5 Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện: Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989).
6 Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11 - 9 - 2001 đã làm trung tâm thương mại thế giới sụp đổ thiệt hại rất lớn về người và của.
7 Một trong những nguyên nhân Xô - Mỹ chấm dứt chiến tranh lạnh là cuộc chạy đua vũ trang làm Xô - Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt.
8 Sự kiện được xem là sự kiện khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”: Thông điệp của Tổng thống Mỹ Truman.
9

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực.

10 Mỹ phát động “chiến tranh lạnh” nhằm mục đích chống Liên Xô và các nước XHCN.
11 “Chiến tranh lạnh” là cuộc đối đầu căng thẳng giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa.
12 Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
13 Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe.
14 Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
15 Tháng 12 - 1989, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
16 Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
17 Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “chiến tranh lạnh” vào sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
18 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát của Mĩ là làm bá chủ toàn thế giới.
19 Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
20 Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng vào lĩnh vực kinh tế hiện nay là hợp tác và phát triển.
21 Tháng 6 - 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mác-san”.
22 “Kế hoạch Mácsan” đã đưa tới tình trạng chiến tranh lạnh vì tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.
23 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô thay đổi: Từ liên minh chống phát xít chuyển sang đối đầu chiến tranh lạnh.
24 Một trong những chính sách giúp Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh.
25 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh lạnh kết thúc là: Vươn lên chi phối, thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
26 Định ước Henxinki là biểu hiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vì tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
27 Hiệp ước Vacsava là một tổ chức mang tính liên minh phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
28 Ngày 9-11-1972, Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
29 Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược Liên Xô và Mĩ kí vào ngày 26 – 5 – 1972.
30 Nội dung không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh: Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường.
31 Hai nước tham gia kí kết Định ước Henxinki: Mỹ, Canada.
32

Chiến tranh lạnh chấm dứt đưa đến hệ quả: Một cực là Liên Xô không còn, trật tự hai cực Ianta tan rã.

33 Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết tại Bon.
34 Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong tình thế Phải nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.
35 Sau thời gian tiến hành “Chiến tranh lạnh”, Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm về vị thế vì chi phí cho chạy đua vũ trang , sự cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu.
36

“Chiến tranh lạnh” chấm dứt mở ra chiều hướng mới để giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột là xu thế hòa bình ngày càng được củng cố trong các mối quan hệ quốc tế.

37 Để chống Liên Xô và Đông Âu, Mĩ tiến hành viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô và Đông Âu ở phía Nam.
38

Sau “Chiến tranh lạnh”, dưới tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc lấy kinh tế làm trọng điểm.

39 Với Kế hoạch Mácsan, Mỹ đã chi viện trợ cho Tây Âu khoảng 17 tỉ USD.
40 Ngày 28 – 6 – 1991 diễn ra sự kiện gắn với các nước xã hội chủ nghĩa Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố chấm dứt hoạt động.