CHỦ ĐỀ 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945- 1991).

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU

1 Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật: Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.
2 Từ 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại Bảo vệ hoà bình thế giới.
3 Quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân là: Liên Xô.
4 Từ năm 1945 - 1950, Liên Xô bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh: Là đất nước chịu nhiều tổn thất về người và về của, khó khăn về nhiều mặt.
5

Thuận lợi cơ bản nhất của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: Có Đảng Cộng sản lãnh đạo và tinh thần vượt khó khăn gian khổ của nhân dân.

6 Liên Xô nhanh chóng hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do: Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân.
7 Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là Ngả về phương Tây.
8  Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế của Liên Xô đã hoàn thành trong thời gian 4 năm 3 tháng.
9 Thành tựu được xem là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950–1973: Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
10

Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

11 Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch 5 năm ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 1970 là Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
12 Liên Xô là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
13 Liên Xô có tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước ( 1950 – 1970) đã chứng tỏ Liên Xô chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp.
14 Vị thế quốc tế của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế trong giai đoạn 1950 – 1973.
15 Nổi bật nhất trong vấn đề đối nội ở Liên bang Nga (1991 – 2000) là tranh chấp giữa các đảng phái.
16 Liên Bang Nga là quốc gia kế tục của Liên Xô.
17 Nhân tố quan trọng giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946 – 1950: Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô.
18 Nguyên nhân có tính chất quyết định đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN và Liên Xô ở Đông Âu là Xây dựng mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn và chưa phù hợp.
19 Vai trò quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
20 Thắng lợi to lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế (1946 – 1950) là hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
21 Để phát triển đất nước, Liên Xô chú trọng ngành công nghiệp nặng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
22 Mục tiêu lớn nhất của Tổng thống Nga V. Putin khi lên cầm quyền là nâng cao vị trí của cường quốc Á – Âu trên trường chính trị thế giới.
23 Từ năm 1950 đến giữa những năm 70, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã làm thất bại “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
24 Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu là xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
25 Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là sự sụp đổ của hình thái kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa.
26 Để tránh sự sụp như Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam cần phải thực hiện điều cơ bản nhất  là không được chủ quan, duy ý chí trong đường lối lãnh đạo.
27 Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Được ủng hộ và đánh bại Mĩ – Chính quyền Sài Gòn để thống nhất đất nước.
28

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu mà Việt Nam có thể rút ra để phát triển kinh tế hiện nay là xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp.

29 Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu mà Việt Nam có thể rút ra để tăng cường sức mạnh của Nhà nước là: Tăng cường tình đoàn kết trong đảng và trong nhân dân.
30 Bản chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của nước Nga Xô Viết là: xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
31

Tổ chức hiệp ước Vacsava của các nước XHCN châu Âu ra đời (1955) để thực hiện mục tiêu thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị giữa các nước.

32 Trải qua 74 năm tồn tại (1919 - 1991), Liên Xô đã có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng thế giới, ngoại trừ: Xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi tồn tại nhiều thế kỉ.
33 Tổ chức quốc tế không có sự tham gia của Liên Xô và sự hợp tác giữa Liên Xô với các nước XHCN Đông Âu là SEATO.
34

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu mà Việt Nam có thể rút ra để tăng cường sức mạnh của Nhà nước là: Tăng cường tình đoàn kết trong đảng và trong nhân dân.