SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

I. BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ TRÊN CƠ SỞ NGHĨA GỐC CỦA CHÚNG

Nghĩa ban đầu gọi là NGHĨA GỐC

Nghĩa mới gọi là NGHĨA CHUYỂN.

Dựa trên hai phương thức chủ yếu:

1. ẨN DỤ

Là một biện pháp tu từ trong đó các sự vật, hiện tượng được nhắc đến thông qua việc gọi tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. Gồm:

Ẩn Dụ

Hình Thức

Là hình thức ẩn dụ dựa trên các điểm giống nhau hoặc tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.

VD. “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, Khuôn trăng là hình ảnh ẩn dụ, dùng để chỉ khuôn mặt xinh đẹp, đầy đặn và tươi trẻ như vầng trăng của Thúy Vân.

Ẩn Dụ

Cách Thức

Là hình thức ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức thực hiện giữa các sự vật, hiện tượng.

VD. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

(Ca dao)

Trong câu ca dao trên, “ăn quả” là hình ảnh ẩn dụ dùng để chỉ việc thụ hưởng thành quả, kết quả, thành công; còn “trồng cây” là hình ảnh ẩn dụ dùng để chỉ công lao khó nhọc, hành trình gian nan để tạo ra thành quả.

Ẩn Dụ

Phẩm Chất

Là hình thức ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật hiện tượng với nhau.

VD. Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.

(Ca dao)

Trong câu ca dao trên,thuyền là hình ảnh ẩn dụ chỉ người đàn ông thường xuyên đi xa, nay đây mai đó; cònbến” là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái một lòng chờ đợi ở hậu phương, ở quê nhà.

 

Ẩn Dụ

Chuyển Đổi Cảm Giác

Là hình thức ẩn dụ dựa trên sự giống nhau, tương đồng về cảm giác giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

VD. “Trời nắng giòn tan”

(Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)

"Giòn tan” là sự cảm nhận của vị giác. Trong câu nói này, trời nắng giòn tan là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi từ thị giác sang vị giác, nhằm để nhấn mạnh trời nắng to có thể làm khô mọi vật.

2. HOÁN DỤ

Là biện pháp tu từ trong đó gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi, gắn bó để tăng sức gợi tả, gợi hình trong diễn đạt. Gồm:

 

Lấy bộ phận

để chỉ toàn thể

VD. “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)

Trong câu thơ trên,bàn tay là hình ảnh hoán dụ, dùng để chỉ chung cho cả cơ thể.

Lấy vật chứa đựng

chỉ vật bị chứa đựng

VD. “Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

Hát mãi tên người Hồ Chí Minh”.

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Trong câu thơ trên,Trái Đất” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ đất nước, con người Việt Nam.

Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

VD. Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, “đầu xanh” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ những người còn trẻ; má hồng” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ những người phụ nữ đẹp.

Lấy cái cụ th

để chỉ cái trừu tượng

VD. Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng”.

(Tiếng ru – Tố Hữu)

 Trong câu thơ trên, “một ngôi sao,một thân lúa” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ sự cô đơn,   lẻ loi, đơn độc, không có sự gắn bó, đoàn kết với nhau.

II. PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG CÁC TỪ NGỮ

Tạo thêm các từ mới (theo hình thức từ ghép và từ láy).

Mượn từ ngữ nước ngoài.