NGHĨA CỦA TỪ

I. NGHĨA GỐC

Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành những nghĩa khác, bắt đầu từ những bộ phận trên cơ thể người và hoạt động.

VD. Mùa xuân là Tết trồng cây. (chỉ 1 mùa trong năm)

II. NGHĨA CHUYỂN

Là nghĩa ĐƯỢC HÌNH THÀNH từ cơ sở của nghĩa gốc.

VD. "Tuổi xuân em hẵy còn dài.

Xót tình máu mủ thay lời nước non." (chỉ tuổi trẻ)

=> Hiện tượng chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo thành từ nhiều nghĩa.

III. TỪ ĐỒNG ÂM

GIỐNG nhau về âm thanh.

KHÁC nhau về nghĩa.

Không liên quan gì đến nhau.

=> Ý NGHĨA: tạo hiệu quả nghệ thuật cao cho sự diễn đạt như sự liên tưởng bất ngờ, thú vị hay chế giễu, châm biếm,…

VD. "Lợi1 thì có lợi2 mà răng không còn."

Từ lợi1 mang nghĩa là lợi ích, một điều gì đó có lợi cho con người.

Từ lợi2 có nghĩa là một bộ phận trên cơ thể người, có tác dụng bảo vệ và giúp cố định răng.

IV. TỪ ĐỒNG NGHĨA

KHÁC nhau về âm thanh.

GIỐNG nhau về nghĩa.

Có 2 loại từ đồng nghĩa gồm:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

VD. xe lửa - tàu hỏa, con lợn - con heo,…

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động.

VD. chết, hi sinh, toi mạng, ra đi,…

V. TỪ TRÁI NGHĨA

KHÁC nhau về âm thanh.

ĐỐI LẬP nhau về nghĩa.

Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo mục đích của người nói.

Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

VD. Trái nghĩa của "nhạt"

 

(muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là “độ mặn”

(đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”

(tình cảm) nhạt > < đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”

(màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là “màu sắc”

 

=> Ý nghĩa: Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái đối lập nhau,…