PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

 

1. TỰ SỰ

Dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.

Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

Truyện: Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ngụ ngôn, thần thoại, cổ tích,…

2. MIÊU TẢ

Dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Có cả trong các tác phẩm thơ và truyện.

3. BIỂU CẢM

Là nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra.

Phương thức biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Các thể loại thơ, ca dao, bút kí… Tuy vậy các thể kí thường kết hợp tự sự và trữ tình.

4. NGHỊ LUẬN

Được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Các văn bản nghị luận bàn bạc nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…

5. THUYẾT MINH

Cung cấp, giới thiệu, giảng giải,…những tri thức về một sự vật,hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Tiểu sử về một nhân vật.

Kiến thức về một vấn đề khoa học.

6. HÀNH CHÍNH - CÔNG VỤ

Dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.

Như: thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…