LIÊN KẾT CÂU
Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải có mối liên kết với nhau chặt chẽ.
Các hình thức liên kết câu với nhau gồm:
I. LIÊN KẾT CÂU BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
Để liên kết một câu với câu đứng trước nó có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
VD. Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp văn hoa.
Việc liên kế câu bằng cách lặp từ ngữ còn có tác dụng NHẤN MẠNH vào sự vật, sự việc được nói đến trong đoạn văn, bài văn.
II. LIÊN KẾT CÂU BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, có thể thay thế những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
Việc thay thế có thể thực hiện bằng các phương tiện:
CÁC ĐẠI TỪ |
VD. Dân ta có có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. |
CÁC TỪ |
VD. Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiên vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. |
Thay thế từ ngữ, ngoài việc liên kết câu, còn có tác dụng rút ngắn độ dài văn bản (thay thế bằng đại từ), làm cho cách diễn đạt đa dạng, tránh lỗi lặp từ, đồng thời thể hiện được cách đánh giá khác nhau của người nói (người viết) về đối tượng.
III. LIÊN KẾT CÂU BẰNG CÁC TỪ NỐI
Để liên kết một câu với câu đứng trước nó có thể sử dụng các quan hệ từ hoặc các từ ngữ chuyên dùng kết nối như:
và, rồi, nhưng, tuy nhiên, cuối cùng, mặt khác, trái lại, đồng thời, thứ nhất, kết quả là, …
Sử dụng các quan hệ từ và các từ ngữ kết nối chuyên dụng, ngoài để liên kết câu, còn có tác dụng thể hiện rõ ràng mối quan hệ về nội dung giữa các câu.