BÀI TẬP VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Biểu thức vận tốc phản ứng:

Vận tốc phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ của các chất tham gia phản ứng, với số mũ là hệ số hợp thức của các chất tương ứng trong phương trình phản ứng hóa học.

Xét phản ứng: mA + nB ➜pC + qD

Biểu thức vận tốc:  v = k [A]m[B]n

k: hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc).

[A], [B]: nồng độ mol của chất A và B.

Biểu thức liên quan giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng

Thông thường khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2- 4 lần.

Ta có:

VÍ DỤ 1

Khi nhiệt độ tăng thêm 100c, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Hỏi tốc độ phản ứng đó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 250c lên 750?

(2 được gọi là hệ số nhiệt độ).

A.32 lần

B. 4 lần             

C. 8 lần                      

D. 16 lần

VÍ DỤ 2

Trong các phản ứng sau đây, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấy bằng nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?

 A. Fe+ dd HCl 0,1 M

B. Fe + dd HCl 0,2 M

C.Fe + dd HCl 0,3 M

D.Fe+ dd HCl 20% (d=1,2g/ml)

  

VÍ DỤ 3

Để hoà tan một tấm Zn trong dd HCl ở 200c thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 400c trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết Tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 550c thì cần bao nhiêu thời gian?

A.60 s

B.  34,64 s                 

C.  20 s                      

D.  40 s

VÍ DỤ

Trong CN người ta điều chế NH3 theo phương trình hoá học:

N2+H2 ⇄ NH3

khi tăng nồng độ H2 lên hai lần (giữ nguyên nồng độ của N2 và nhiệt độ phản ứng) thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?

A. 2 lần          B. 4 lần            C. 8 lần                       D. 16 lần