BÀI TẬP VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

Các bài tập về cân bằng hóa học hầu hết là bài tập lý thuyết hỏi về chuyển dịch cân bằng.

Chúng ta áp dụng

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Lơ satơliê) :       

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng , khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi (nồng độ , nhiệt độ , áp suất ); cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó. 

 

Thay đổi

Chuyển dời theo chiều

Nồng độ

Tăng [A]

Giảm [A]

Giảm [A]

Tăng [A]

Áp suất

Tăng áp suất

Hạ áp suất

Giảm số phân tử khí

Tăng số phân tử khí

Nhiệt độ

Tăng nhiệt độ

Hạ nhiệt độ

Thu nhiệt

Phát nhiệt

Ngoài ra, còn có bài tập về hằng số cân bằng

Trong đó:

Kc là hằng số cân bằng

[A], [B], [C], [D] là nồng độ mol của A, B, C, D

a, b, c, d là các hệ số trong phương trình hóa học cân bằng.

Bài 1:

a) Cr + H2O kCO k  + H2 k           H = 131kJ/mol  ,                    b) CO k + H2O k   CO2 k + H2 k   H= -41KJ/mol

               Các cân bằng dịch chuyển như thế nào khi biến đổi 1 trong các điều kiện sau :

               * Tăng nhiệt độ   * Thêm lượng hơi nước vào

               * Lấy bớt H2 ra   * Tăng áp suất chung bằng cách nén  cho thể tích của hệ giảm xuống

 

BÀI 2

Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N2(k) + 3H2(k)   2NH3(k)  

đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau:

 [H2] = 2,0 mol/lít.  [N2] = 0,01 mol/lít.  [NH3] = 0,4 mol/lít. 

Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của N2 và H2.

A. 2 và 2,6 M.

B.  3 và 2,6 M.           

C.  5 và 3,6 M.                      

D.  7 và 5,6 M.

BÀI 3

Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3 M và 0,7 M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t0C, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t0C của phản ứng có giá trị là

A.2,500

B. 0,609

C. 0,500                       

D. 3,125

BÀI 4

Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi

A.thay đổi áp suất của hệ.

B. thay đổi nồng độ N2.

C.thay đổi nhiệt độ.

D. thêm chất xúc tác Fe.

BÀI 5

Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :

A.Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B.Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

C.Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D.Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.