BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 2

Bài 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

CÂU 1

Quá trình phiên mã tạo ra?

A

tARN; mARN.

B

mARN; rARN.

C

tARN; rARN.

D

tARN; mARN; rARN.

CÂU 2

Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây KHÔNG xảy ra trong nhân tế bào?

A

Nhân đôi nhiễm sắc thể.

B

Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

C

Tổng hợp ARN.

D

Nhân đôi ADN.

CÂU 3

Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là?

A

rARN.

B

tARN.

C

ADN.

D

mARN.

CÂU 4

Trong phân tử mARN KHÔNG có loại đơn phân nào sau đây?

A

Xitôzin.

B

Uraxin.       

C

Timin.

D

Ađênin.

CÂU 5

Đơn phân của prôtêin là?

A

axit béo.

B

nuclêôtit.

C

nuclêôxôm.

D

axit amin.

CÂU 6

Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều?

A

5’ đến 3’.   

B

3’ đến 5’.

C

Ngược chiều mạch khuôn.

D

2 chiều ngược nhau.

CÂU 7

Các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được nối với nhau bằng liên kết?

A

peptit.

B

phôtphodieste.

C

hidrô.

D

ion.

CÂU 8

Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây CHỈ diễn ra ở tế bào chất?

A

Phiên mã tổng hợp tARN.

B

Nhân đôi ADN.

C

Dịch mã.

D

Phiên mã tổng hợp mARN.

CÂU 9

Trình tự nào thích hợp của các ribônuclêôtit được tổng hợp từ một gen có đoạn mạch khuôn là  A G X T T A G X A?

A

A G X U U A G X A.

B

U X G A A U X G U.

C

T X G A A T X G T.

D

A G X T T A G X A .

CÂU 10

Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

1

Bắt đầu bằng axit amin Met.

2

Bắt đầu bằng axit amin foocmin - Met.

3

Có Met ở vị trí đầu tiên bị cắt bởi enzim.

4

Có bộ ba UAA. 

Đáp án đúng là?

A. 1,2 B. 1,3 C. 1,4 D. 2,3

CÂU 11

Khi nói về ARN, phát biểu nào sau đây SAI?

A

ARN được tổng hợp dựa trên mạch gốc của gen.

B

ARN tham gia vào quá trình dịch mã.

C

Ở tế bào nhân thực, ARN chỉ tồn tại trong nhân tế bào.

D

ARN được cấu tạo bởi 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.

CÂU 12

Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây ĐÚNG?

A

Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.

B

Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.

C

Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.

D

Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

CÂU 13

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?

I

Mã bộ ba mở đầu trên mARN là UAG.

II

Axit amin mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba AUG.

III

Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã diễn ra trong nhân tế bào.

IV

Bộ ba kết thúc trên mARN là UAG, UGA, UGG.

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

CÂU 14

Bản chất của mối quan hệ ADN – ARN – Prôtêin là?

A

Trình tự các cặp nuclêôtit → trình tự các ribônuclêôtit → trình tự các axit amin.

B

Trình tự các nuclêôtit → trình tự các ribônuclêôtit → trình tự các axit amin.

C

Trình tự các bộ ba mã gốc → trình tự các bộ ba mã sao → trình tự các axit amin.

D

Trình tự nuclêôtit mạch bổ sung → trình tự ribônuclêôtit → trình tự axit amin.

CÂU 15

Quá trình dịch mã kết thúc khi nào?

A

Ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé.

B

Ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG.

C

Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA.

D

Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAU, UAX, UXG.

CÂU 16

Pôliribôxôm có vai trò gì?

A

Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.

B

Làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin cùng loại.

C

Làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin khác loại.

D

Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.

CÂU 17

Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'.

Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là?

A

5'UXG3'.

B

5'GXU3'.

C

5'XGU3'.

D

5'GXT3'.

CÂU 18

Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?

I

Hoạt động của mARN có thể kéo dài qua nhiều thế hệ tế bào.

II

mARN mang thông tin cho việc tổng hợp một loại polipeptit và có thời gian tồn tại trong tế bào tương đối ngắn.

III

rARN kết hợp với protein đặc hiệu để tổng hợp nên sợi nhiễm sắc.

IV

tARN vận chuyển axit amin.

V

Một tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin.

A. I, III B. II, V C. II, IV D. III, IV

CÂU 19

Phát biểu nào sau đây ĐÚNG?

I

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là A liên kết với U,  T liên kết với A,  G liên kết với X,  X liên kết với G.

II

Loại ARN mang mã sao (côđon) là mARN.

III

Loại ARN mang mã đối (anticôđon) là tARN.

IV

Sự tổng hợp ARN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen. 

A. I, II, III B. II, III, IV C. I, II, IV D. I, III, IV

CÂU 20

Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây ĐÚNG?

I

Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.

II

Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.

III

Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.

IV

Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm.

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2