- TIẾNG VIỆT
- TIẾNG ANH
- TOÁN PHỔ THÔNG
- TOÁN LOGIC
- TOÁN SỐ LIỆU
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- PHẦN IV: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- PHẦN V : DI TRUYỀN HỌC
- PHẦN VI: TIẾN HÓA
- PHẦN VII: SINH THÁI HỌC
- ĐỊA LÍ
- LỊCH SỬ
Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. PHIÊN MÃ
- Là tổng hợp ARN.
- Dựa trên khuôn là mạch gốc của ADN (3’ - 5’).
1. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC LOẠI ARN
TÊN LOẠI ARN | CẤU TRÚC | CHỨC NĂNG |
mARM (Chiếm 5 – 10% hàm lượng ARN trong tế bào.) |
- Một mạch thẳng. - Ở đầu 5’ của phân tử mARN có 1 trình tự nuclêôtit đặc hiệu nằm gần côđon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào. |
|
tARN (Chiếm 10 – 20% hàm lượng ARN trong tế bào) |
- Một mạch, có đầu cuộn lại => Thùy tròn. - Mỗi phân tử ADN đều có 1 bộ ba đối mã (anticôđon) có thể nhận ra và liên kết bổ sung với côđon trên mARN (A - U; G - X). - Đầu 3’ gắn với a.a |
Mang a.a tới ribôxôm và tham gia dịch mã: Từ trình tự ribônu trên mARN => Trình tự a.a trên chuỗi polipeptit |
rARN (Chiếm 70 – 85% hàm lượng ARN trong tế bào) |
- Một mạch, có liên kết bổ sung. - Ribôxôm có hai tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất. - Khi tổng hợp prôtêin, hai tiểu đơn vị liên kết với nhau tạo thành ribôxôm hoạt động chức năng. |
rARN + prôtêin → ribôxôm (Nơi tổng hợp prôtêin) |
2. CƠ CHẾ PHIÊN MÃ
- Thời điểm: trong nhân tế bào (trước khi tế bào tổng hợp prôtêin)
- Trước hết enzim ARN – polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc theo chiều 3’ - 5’.
- ARN – polimeraza trượt dọc theo mã gốc có chiều 3’ - 5’ để tổng hợp mARN theo nhiều 5’ - 3’ theo nguyên tắc bổ sung (A–U,T–A,G–X,X-G).
- Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã, giải phóng ARN.
- Vùng nào vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn xoắn lại ngay
- Trong đó:
TB nhân sơ: mARN_TRỰC TIẾP tổng hợp protein.
TB nhân thực: mARN_Cắt bỏ intron, nối exon ⇒ mARN trưởng thành ⇒ qua lỗ màng nhân ⇒ ra tế bào chất ⇒ tổng hợp protein.
3. KẾT QUẢ
Hình thành 1 phân tử ARN từ mạch khuôn ADN.
4. Ý NGHĨA
Hình thành ARN trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã.
II. DỊCH MÃ
- Là quá trình tổng hợp prôtêin (chuỗi polipeptit).
- Gồm 2 giai đoạn:
Hoạt hóa axit amin: nhờ enzim và ATP các a.a gắn với tARN tạo nên phức hợp aa – tARN.
Tổng hợp chuỗi polipeptit: Gồm 3 giai đoạn:
- Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN.
- tARN mang axit mở đầu đến ribôxôm
- Sau đó tiểu đơn vị lớn gắn với mARN tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
- tARN mang axit1 đến vị trí bên cạnh (aa1 – tARN), anticôđon của nó gắn bổ sung với côđon của aa1 trên mARN. Tạo liên kêt peptit giữa a.a mở đầu với aa1.
- Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba sang côđon kế tiếp trên mARN, (aa2 – tARN) tiến vào ribôxôm, anticôđon của nó gắn bổ sung với côđon aa2 trên mARN, liên kết peptit giữa aa1 và aa2 được hình thành.
- Cứ thế, riboxom lại di chuyển tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.
- Khi ribôxôm tiếp xúc với 1 trong 3 mã kết thúc trên mARN (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dịch mã hoàn tất.
- Nhờ enzim, a.a mở đầu (mêtionin hoặc foocmin mêtionin) cắt khỏi chuỗi polipeptit.
- Trong dịch mã, mARN gắn đồng thời với 1 nhóm ribôxôm gọi là pôliribôxôm (pôlixôm), giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
TÓM LẠI
- mARN được sử dụng để tổng hợp vài chục chuỗi pôlipeptit CÙNG LOẠI rồi tự hủy, còn ribôxôm được sử dụng nhiều lần.
- Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom gọi là pôliribôxôm (pôlixôm).
⇒ tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ADN – mARN – Protein – Tính trạng.
- Thông tin di truyền trong ADN được truyền đạt cho thế hệ sau nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
- Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua các cơ chế phiên mã và dịch mã.