BÀI 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3,C4 VÀ CAM

I. PHA SÁNG

- Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học như ATP, NADPH.

- Diễn ra ở tilacôit.

- Sản phẩm pha sáng: ATP, NADPH và O2.

- Pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.

* Quang phân li nước: Phân tử nước bị phân li dưới tác động của năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ theo sơ đồ sau:

Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

 

O2 được giải phóng từ H2O.

e- đến bù lại các e- của diệp lục a đã bị mất khi diệp lục này tham gia chuyền e- cho các chất khác.

H+ đến khử NADP+ thành dạng khử NADPH.

 

* Kích thích diệp lục (Nâng cao)

Hệ sắc tố thực vật hấp thụ năng lượng của các photon theo phản ứng kích thích chất diệp lục (chdl):

chdl + h√ D chdl* D chdl**

(chdl: trạng thái bình thường; chdl*: trạng thái kích thích; chdl**: trạng thái bền thứ cấp)

 

Năng lượng kích thích chất diệp lục ở 2 trạng thái chdl*chdl** được sử dụng cho các quá trình: quang phân li nước và phôtphorin hóa quang hóa để hình thành ATP và NADPH thông qua hai hệ quang hóa: hệ quang hóa I và hệ quang hóa II (PSI và PSII) theo phản ứng:

12H2O + 18ADP + 18Pvô cơ + 12NADP+ → 18ATP + 12NADPH + 6O2

II. PHA TỐI

- Là pha khử CO2 nhờ ATPNADPH được hình thành trong pha sáng để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6).

- Diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.

 

1. THỰC VẬT C3 – CHU TRÌNH Canvin - Benson

- Thực vật C3 gồm phần lớn TV phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới 

VD. lúa, khoai, sắn, các loại rau, đậu,…

- Điều kiện sống: khí hậu ôn hòa,  cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường.

- Cố định CO2 theo con đường C3 (chu trình Canvin)

(gọi là TV C3 vì sản phẩm quang hợp đầu tiên là 1 chất hữu cơ có 3C – axit phôtpho glixêric (APG)).

- Chu trình Canvin chia thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn cố định CO2: 6RiDP (C5) + 6CO2 → 12 APG (C3)

+ Giai đoạn khử APG thành AlPG: 12APG (C3) + ATP, NADPH → 12AlPG (C3)

+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu: 12AlPG tách thành 2AlPG tạo 1 glucôzơ (C6H12O6) và 10AlPG tái sinh lại 6RiDP (C5) ban đầu.

2. THỰC VẬT C4 – CHU TRÌNH Hatch - Slack

- Thực vật C4 gồm một số loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê, cỏ lồng vực, cỏ gấu,…

- Điều kiện sống: nóng ẩm kéo dài, ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng.

- Gọi là Thực vật C4 vì sản phẩm quang hợp đầu tiên là 1 chất hữu cơ có 4C (axit ôxalô axêtic - AOA).

- Quá trình cố định CO2 diễn ra theo 2 chu trình:

+ Giai đoạn cố định CO2 tạm thời theo chu trình C4, diễn ra ở tế bào mô giậu, chất nhận CO2 ban đầu là PEP.

+ Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình C3, diễn ra ở tế bào bao bó mạch.

- Thực vật C4 có các ưu việt hơn TV C3:

+ Cường độ quang hợp cao hơn.

+ Điểm bù CO2 thấp hơn.

+ Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn.

+ Nhu cầu nước thấp hơn.

+ Thoát hơi nước thấp hơn.

=> Thực vật C4 có năng suất cao hơn TV C3.

3. THỰC VẬT CAM

Thực vật CAM là những loài thân mọng nước: xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, các loài cây mọng nước ở sa mạc.

Điều kiện sống: khô hạn kéo dài như hoang mạc, sa mạc.

Tên gọi TV CAM dựa vào tên đối tượng thực hiện con đường cố định CO2 

(Crassulaceaen Acid Metabolism – trao đổi axit ở học Thuốc bỏng)

Quá trình cố định CO2 diễn ra theo 2 chu trình:

+ Giai đoạn cố định CO2 tạm thời diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở

+ Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình C3, diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng.

Việc đóng khí khổng vào ban ngày

=> Tránh mất nước do thoát hơi nước giúp tiết kiệm nước đến mức tối đa.

Mở khí khổng vào ban đêm

=> Giúp nhóm TV này nhận CO2 tích lũy cung cấp cho quá trình quang hợp diễn ra vào ban ngày.

Lý thuyết Sinh 11: Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM (ngắn  nhất)