BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. QUANG HỢP LÀ GÌ?

1. QUANG HỢP

- Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời dẫn được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidratgiải phóng khí cacbonic và nước.

Lý thuyết Quang hợp ở thực vật | Lý thuyết Sinh 11 bài 8

 

- Phương trình quang hợp tổng quát:

Quang hợp là gì? Vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật - Nội Thất Hằng  Phát

2. VAI TRÒ CỦA QUANG HỢP

 

Quang năng đã được chuyển thành hóa năng trong các liên kết hóa học của sản phẩm quang hợp.

Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của tế bào.

Cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới.

Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệpthuốc chữa bệnh cho con người.

Điều hòa phần khí trong sinh quyển.

II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP

1. HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU CỦA LÁ THÍCH NGHI VỚI QUANG HỢP

- Đặc điểm giải phẫu, hình thái thích nghi với chức năng:

a.Bên ngoài:

  • Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
  • Lớp biểu bì mặt lá có khí khổng giúp CO2 khuếch tán được vào trong lá đến lục lạp.

b.Bên trong:

  • Hệ gân lámạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát trong bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. 

=>Nước và ion khoáng mới có thể đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm ra khỏi lá.

  • Các tế bào ở lá chứa lục lạp.

Quan sát hình 8.2, nêu đặc điểm phân bố và sắp xếp của các tế bào chứa diệp  lục trong lá và cho biết điều đó có tác dụng gì đối với

2. LỤC LẠP LÀ BÀO QUAN QUANG HỢP:

- Cấu trúc của lục lạp thích ứng với việc thực hiện 2 pha của quang hợp:

  • Pha sáng thực hiện trên cấu trúc hạt (1)
  • Pha tối thực hiện trong chất nền (2)

(1) Hạt (grana): gồm các tilacôit chứa hệ sắc tố, các chất chuyền electron và các trung tâm phản ứng.

(2) Chất nền (strôma): thể keo có độ nhớt cao, trong suốt và chứa nhiều enzim cacbôxi hóa.

 

Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức về lục lạp trong Sinh học 10. Hãy  nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang

3. HỆ SẮC TỐ QUANG HỢP:

HỆ SẮC TỐ QUANG HỢP

- Nhóm sắc tố chính (diệp lục)

    • Diệp lục a: C55H72O5N4Mg
    • Diệp lục b: C55H70O6N4Mg

 

- Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit)

    • Carôten: C40H56
    • Xantôphyl: C40H56On (n: 1÷6)

VAI TRÒ

Nhóm diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh tím, chuyển năng lượng thu được từ các photon cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH

Nhóm carôtenôit sau khi hấp thụ ánh sáng đã chuyền năng lượng thu được cho diệp lục.