BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

I. CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU

- Nguyên tố được coi là dinh dưỡng khoáng thiết yếu khi:

    • Thiếu nó không thể hoàn thành được chu trình sống.
    • Không thể thay thế
    • Trực tiếp tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

 

- Các nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây gồm:

    • Các nguyên tố ĐẠI LƯỢNG (C,H,O,N,P,K,S,Ca,Mg,..)
    • Một số nguyên tố VI LƯỢNG (Fe, Mn, Cu ,Zn ,Cl,B ,Mo,Ni,..).

 

 

II. VAI TRÒ

1. NHÓM ĐẠI LƯỢNG

- Thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào.

- Là thành phần của các đại phân tử hữu cơ trong tế bào.

- Ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như:

  • Điện tích bề mặt
  • Độ ngậm nước
  • Độ nhớt
  • Độ bền vững của hệ thống keo.

 

NITƠ

(cây hấp thụ dạng NH4+ NO3-)

Là thành phần của prôtêin, axit nuclêic,…

Thiếu nitơ: sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

PHOTPHO

(cây hấp thụ dạng H2PO4-PO43-)

Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpho lipit, côenzim

Thiếu phôtpho: lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

 

KALI

(cây hấp thụ dạng K+)

Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.

Thiếu Kali: lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.

CANXI

(cây hấp thụ dạng Ca2+)

Thành phần của thành tế bàomàng tế bào, hoạt hóa enzim.

Thiếu canxi: lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

MAGIÊ

(cây hấp thụ dạng Mg2+)

Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.

Thiếu Magiê: lá có màu vàng.

LƯU HUỲNH

(cây hấp thụ dạng SO2-)

Thành phần của prôtêin.

Thiếu lưu huỳnh: lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

2. NHÓM VI LƯỢNG

- Là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim, chúng hoạt hóa cho các enzim trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Liên kết với chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất cơ kim).

=> Có vai trò rất quan trọng trong các quá trình trao đổi chất.

 

SẮT

(cây hấp thụ dạng Fe2+Fe3+)

Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim.

Thiếu sắt: gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

MANGAN

(cây hấp thụ dạng Mn2+)

Hoạt hóa nhiều enzim.

BO

(cây hấp thụ dạng B4O72- B033-)

Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh.

CLO

(cây hấp thụ dạng Cl-)

Quang phân li nước, cân bằng ion.

Thiếu Clo: lá nhỏ có màu vàng.

KẼM

(cây hấp thụ dạng Zn2+)

Liên quan đến quang phân li nước và hoạt hóa nhiều enzim.

ĐỒNG

(cây hấp thụ dạng Cu2+)

Hoạt hóa nhiều enzim.

Thiếu đồng: lá non có màu lục đậm không bình thường.

MÔLIPĐEN

(cây hấp thụ dạng MoO2-)

Cần cho sự trao đổi nitơ.

NIKEN

(cây hấp thụ dạng Ni2+)

Thành phần của enzim urêaza.

VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

III. NGUỒN CUNG CẤP

1. ĐẤT LÀ NGUỒN CUNG CẤP CHỦ YẾU

- Là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.

- Muối khoáng trong đất tồn tại ở 2 dạng: không tan và hòa tan (dạng ion).

- Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.

- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan phụ thuộc vào:

  • Hàm lượng nước.
  • Độ thoáng (lượng oxi).
  • Độ pH.
  • Nhiệt độ.
  • Vi sinh vật đất.

- Các nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc đất.

2. PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG

- Là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.

- Bón phân LIỀU LƯỢNG CAO sẽ :

=> Gây ngộ độc cho cây.

=> Gây ô nhiễm nông phẩm.

=> Ô nhiễm môi trường đất và nước.