BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC

I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

- Khoảng 98% lượng nước mà rễ hấp thụ bị mất qua con đường thoát hơi nước.

VD. ngô tương đối tiết kiệm cũng dùng 250kg để tổng hợp 1kg chất khô.

khoai tây thoát 600kg nước tổng hợp được 1kg chất khô.

- Chỉ có 2% lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt động sống, trong đó gồm:

    • Chuyển hóa vật chất.
    • Tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể. 

- Nhờ có thoát hơi nước, nước được cung cấp đến từng tế bào của cây.

- Vai trò của quá trình thoát hơi nước:

    • Là động lực trên của dòng mạch gỗ

+ Vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan từ rễ đến mọi cơ quan khác của cây trên mặt đất.

+ Tạo môi tường liên kết các bộ phận của cây.

+ Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

    • Giúp khí khổng mở ra cho CO2 khếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
    • Giúp hạ nhiệt độ của cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho sinh lí của cây xảy ra bình thường.

II. QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ

1. CƠ QUAN THOÁT HƠI NƯỚC

- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.

- Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng

- Cutin phủ toàn bộ bề mặt lá trừ khí khổng.

- Các loài thực vật ở sa mạc có lớp cutin dàykhông thoát hơi nước qua bề mặt trên của lá.

2. CON ĐƯỜNG THOÁT HƠI NƯỚC

- Có hai con đường thoát hơi nước: qua

    • Khí khổng.
    • Cutin.

- Thoát hơi nước qua khí khổngchủ yếu.

=> Độ đóng mở khí khổng là quan trọng nhất.

- Độ mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng, còn gọi là tế bào hạt đậu.

- Khi no nước, thành tế bào căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra.

- Khi mất nước, thành mỏng hết căngthành dày duổi ra.

- Tuy nhiên, khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

- Lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảmngược.

 

III. TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG

- Thoát hơi nước phụ thuộc vào độ mở của khí khổng

- cây chịu bóng: thoát hơi nước chiếm 1/4 ở cây chịu bóng.

=> giảm 1/10 ở cây ngoài sáng hay còn thấp hơn với những cây ở điều kiện khô hạn.

- Do vậy những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở khí khổng ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước:

    • Nước
    • Ánh sáng
    • Nhiệt độ
    • Gió và một số ion khoáng,..

IV. CÂN BẰNG LƯỢNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU PHÙ HỢP

- Cân bằng lượng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước rễ hút vàolượng nước thoát ra.

A: Lượng nước rễ hút vào

B: Lượng nước thoát ra

A = B: Mô cây đủ nước, phát triển bình thường

A > B: Thừa nước, cây phát triển bình thường

A < B: Mất cân bằng nước, lá héo. Héo lâu ngày ảnh hưởng dến sự sinh trưởng của cây giảm và chết. Năng suất cây giảm